Triệu chứng chảy máu cam khá phổ biến ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, trẻ bị chảy máu cam khi ngủ lại là trường hợp không phải hiếm khi nó xảy ra ở một số trẻ. Thực tế đây là một phản ứng của cơ thể bé do tác động từ môi trường bên ngoài. Vậy mẹ phải xử lý thế nào nếu con gặp tình trạng này?
Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ không cần quá lo lắng
Mũi của trẻ rất giàu các mạch máu nằm ở sát bề mặt của vách ngăn mũi, các mạch máu này giúp làm ấm không khí mà bé hít vào. Do độ nông sâu nhất định mà các mạch máu này dễ bị kích thích và tổn thương. Một số trẻ em bị chảy máu mũi thường xuyên hơn nhiều so với những trẻ khác, nhưng theo chuyên gia hiện tượng này hiếm khi nguy hiểm.
Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ cha mẹ không cần quá lo lắng
Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ có vẻ đáng báo động đối với cha mẹ, vì có thể chảy khá nhiều máu nếu bé không thức giấc và không biết để bảo bố mẹ. Một số trẻ khi ngủ bị chảy máu cam sẽ nuốt vào, sau đó nôn hoặc ho lên ga trải giường. Điều này có vẻ đáng sợ, nhưng theo các bác sĩ nhi khoa, đây không phải là vấn đề đáng lo ngại nếu nó không xảy ra hàng tháng.
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị chảy máu cam khi ngủ?
Lý do khiến trẻ bị chảy máu cam khi ngủ có thể là do không khí khô và do trẻ hay ngoáy mũi. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân hiếm gặp khác như: cảm lạnh, dị ứng, chấn thương, nhiễm trùng và rối loạn đông máu.
- Trong đó, không khí khô là nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu mũi vào ban đêm. Mặt trong của mũi trẻ được bao phủ bởi lớp niêm mạc mỏng manh với một số lượng lớn các mạch máu nằm sát bề mặt. Ngay cả những chấn thương nhỏ ở mô này cũng có thể làm cho các mạch máu này bị chảy, đôi khi là rất nhiều. Điều này được gọi là chảy máu mũi trước. Đây là loại phổ biến nhất và thường không nghiêm trọng. Chảy máu mũi trước bắt đầu ở phía trước mũi, nơi niêm mạc dễ tiếp cận nhất và máu chảy ra từ lỗ mũi.
- Còn trường hợp chảy máu sau sẽ nguy hiểm hơn nhưng thường không xảy ra ở trẻ mà là với những người mắc bệnh cao huyết áp hoặc bị rối loạn máu. Trường hợp chảy máu mũi sau, máu thường xuất phát từ động mạch cao hơn và sâu hơn trong mũi, nó có thể chảy xuống phía cổ họng hoặc chảy ra qua lỗ mũi.
Các cách trị dứt điểm chảy máu cam khi ngủ ở trẻ?
Vì trẻ bị chảy máu cam khi ngủ không phải là vấn đề nan giải nên cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Dưới đây là những cách cha mẹ có thể làm nhằm giúp bé không bị chảy máu cam trở lại.
- Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ để tránh không khí bị khô.
- Tránh để trẻ ngoáy mũi vì dễ làm tổn thương niêm mạc mũi.
- Làm ẩm niêm mạc mũi bằng sương muối hoặc chà nhẹ vào bên trong lỗ mũi bằng một số loại thuốc mỡ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nếu mẹ thấy các vùng màu đỏ, đau bên trong lỗ mũi của trẻ hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được kê thuốc.
- Bổ sung sản phẩm chăm sóc giấc ngủ cho bé. Mẹ có thể lựa chọn Soki Tium, đây là sản phẩm được nhập khẩu nguyên liệu từ Pháp, có nguyên liệu 100% từ sữa, hoàn toàn an toàn với trẻ nhỏ. Sokitium có công dụng hỗ trợ giấc ngủ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp bé ngủ ngon giấc, không còn trằn trọc hay quấy đêm. Không những thế với thành phần colostrum còn có tác dụng tăng cường đề kháng, giúp bé có một cơ thể khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
Ngoài một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc có một giấc ngủ ngon suốt cả đêm dài cũng là yếu tố quan trọng giúp trẻ được phát triển an toàn cả về thể chất lẫn trí tuệ. Dù trẻ bị chảy máu cam khi ngủ không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ dễ làm trẻ bị thức giấc giữa đêm, làm rối loạn giấc ngủ của bé. Cha mẹ có thể trang bị những kiến thức hữu ích về giấc ngủ của trẻ qua webmebe để giúp nuôi con thông minh và khỏe mạnh.