Khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ, trong đầu mẹ có thể đặt ra hàng loạt các câu hỏi liên quan đến giấc ngủ của con. Bé ngủ đã đủ chưa, bé thức giấc có phải vì đói không, có nên cho con ngủ chung với ba mẹ không… Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp ngay dưới đây cho mẹ.
Trong một nghiên cứu về giấc ngủ trẻ em tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Nhi Boston (Vương quốc Anh), các nhà tâm lý học nhận thấy với các trẻ từ khi mới sinh đến 3 tuổi thường gặp phải tình trạng:
– Khó ngủ, hay đòi cha mẹ phải có mặt lâu với mình trên giường trước khi ngủ.
– Hay thức đêm, ít nhất 3 lần/ tuần, mỗi lần hơn một giờ. Trẻ cũng có thể thức rồi lại ngủ tiếp ở giường bố mẹ.
Có thể thấy, khi bé càng lớn lên, bé càng tích cực tìm hiểu về thế giới xung quanh, bản tính tò mò và tính tự lập của bé được phát huy một cách tối đa. Bé có thể muốn được tự làm mọi thứ có thể. Khi bé muốn ra ngủ riêng, tách ra khỏi mẹ, do đó sẽ bị mất ngủ thường xuyên và có thể dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ. Nhiều mẹ có con trong lứa tuổi này có con gặp phải tình trạng này, chính vì vậy, mẹ sẽ đặt ra nhiều câu hỏi.
Có phải dấu hiệu con tôi đang có là của trẻ bị rối loạn giấc ngủ không?
Để trả lời câu hỏi này, trước tiên mẹ nên biết được cấu trúc một giấc ngủ của trẻ gồm có 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 – chuyển từ buồn ngủ sang ngủ, giai đoạn 2 – ngủ nông, giai đoạn 3 và 4 – ngủ sâu. Mỗi giai đoạn có giấc ngủ chậm còn gọi là ngủ không động mắt chiếm 75 – 80% và giấc ngủ nhanh còn gọi là ngủ cử động nhãn cầu chiếm 20 – 25%. Giấc ngủ chậm giúp trẻ ngủ sâu hơn. Giấc ngủ nhanh giúp trẻ phục hồi nhanh sự mệt mỏi về tâm trí. Nếu ngăn cản hoặc đánh thức trẻ đang ở giai đoạn giấc ngủ nhanh sẽ làm trẻ hay quên, tinh thần căng thẳng, quấy khóc, thiếu sự minh mẫn trong học tập.
Với trẻ bị rối loạn giấc ngủ sẽ có những biểu hiện như sau: Cơn ngừng thở ngắn, ngáy khi ngủ; máy hoặc giật cơ khi ngủ; thời gian ngủ ngày quá nhiều; các cử động chân tay của bé có chu kỳ; rối loạn vận động khi ngủ, bé đi lại một cách vô thức khi đang ngủ, mất ngủ. Đây chính là biểu hiện của cơn miên man. Ngoài ra, trẻ bị rối loạn giấc ngủ còn gặp phải cơn hoảng sợ ban đêm. Khi trẻ gặp phải cơn hoảng sợ này, đột nhiên trẻ sẽ ngồi dậy sau khoảng vài tiếng đi ngủ, trẻ biểu lộ sự sợ hãi, căng thẳng và bồn chồn, có thể trẻ sẽ kêu khóc, mắt mở to nhưng thực tế là bé vẫn như đang ngủ, cha mẹ không thể đánh thức hay dỗ dành được. Sau cơn hoảng sợ trẻ sẽ quay trở lại giấc ngủ tiếp và sáng hôm sau ngủ dậy, trẻ không nhớ gì về cơn đã xảy ra trong đêm. Chính vì vậy, nếu bé nhà mẹ đang có những triệu chứng như trên, hãy nghĩ đến chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ.
Tại sao con tôi lại bị rối loạn giấc ngủ?
Một số nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ có thể kể đến là:
- Do bé nhà mẹ bị thay đổi môi trường ngủ quá đột ngột, con chưa có đủ thời gian để thích nghi với môi trường mới, còn nhiều bỡ ngỡ. Chính vì tinh thần của con chưa được ổn định nên dễ bị sợ hãi rồi dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
- Do bé mắc một số bệnh lý bẩm sinh liên quan đến hệ thần kinh, hệ xương khớp như còi xương do thiếu canxi, bị rối loạn tiêu hóa, thiếu các chất dinh dưỡng.
- Do bé có những nỗi lo lắng do hoàn cảnh sống đem lại mà không thể giải tỏa được. Nỗi lo ấy có thể rất đơn giản đến từ ba mẹ, bạn bè, từ con vật, đồ vật… xung quanh. Nhưng vì trẻ không nói ra và giữ kín nỗi sợ ấy trong lòng nên không được giải quyết và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ gây ra những nguy hiểm gì đến con tôi?
Có thể nói, những hệ lụy mà rối loạn giấc ngủ gây ra là vô cùng to lớn tới sự phát triển của trẻ.
Thứ nhất, rối loạn giấc ngủ khiến bé bị căng thẳng thần kinh, cơ thể dần trở nên suy nhược, gầy gò và bé không còn được thông minh, tỉnh táo nữa. Điều này khiến cho chỉ số IQ của bé bị giảm, khả năng tập trung, giao tiếp xã hội và tiếp thu của bé bị kém đi. Nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em diễn ra liên tục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của bé và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm ở não.
Thứ hai, việc bé mất ngủ, ngủ không ngon giấc thường xuyên sẽ khiến cơ thể không tiết đủ hormone tăng trưởng, bé ăn không ngon miệng, không còn cảm giác thèm ăn. Điều này có thể dẫn đến 2 tình trạng của trẻ, một là trẻ bị tăng động, 2 là bị chứng tự kỷ. Đồng thời, bé sẽ bị suy giảm hệ thống miễn dịch, dễ bị ốm hơn và gặp các bệnh về nhiễm khuẩn hơn.
Làm thế nào để tôi có thể phòng và khắc phục tình trạng trẻ rối loạn giấc ngủ?
Làm thế nào để bé ngủ ngon, hết rối loạn giấc ngủ
Trước tiên, mẹ hãy tạo không gian yên tĩnh, thoải mái cho con như để ánh sáng đèn ngủ mờ nhạt, tắt hết các thiết bị điện tử trong phòng ngủ của con và khép cửa để cách âm với bên ngoài. Không nô đùa với con quá mức trước giờ ngủ, mẹ có thể mở một vài bản nhạc có giai đoạn du dương, dễ chịu cho bé.
Mẹ nên có những biện pháp phòng ngừa tổn thương cho trẻ đang bị rối loạn giấc ngủ bằng những việc làm cần thiết: Không cho trẻ ngủ ở trên giường cao hoặc không để những vật sắc nhọn, dễ vỡ gần giường ngủ, đóng cửa lối đi ở cầu thang, cửa ra vào ở nhà, những cánh cửa sổ mà không có khung che chắn.
Khi con bị các cơn trong rối loạn giấc ngủ hành hạ, mẹ nên dỗ dành, an ủi con, trấn an cho con bình tĩnh trở lại, ngay sau đó nhẹ nhàng đặt con quay trở lại giường ngủ.
Nếu trẻ bị rối loạn ngủ một cách thường xuyên, mẹ nên chuẩn bị một cuốn sổ và ghi chép thời gian con bị các cơn tái phát trong khoảng 7 đêm liên tục, sau đó mẹ chủ động đánh thức cho con tỉnh dậy trong vòng 5 phút trước khi con có cơn này xuất hiện. Sau đó, mẹ lại tiếp tục để trẻ quay trở lại giấc ngủ. Đồng thời, mẹ nên đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ hoặc tâm thần nếu con có biểu hiện căng thẳng quá mức, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và tinh thần của con.
Hy vọng những câu trả lời trên đã giúp mẹ giải đáp được phần nào những trăn trở của mình khi con bị rối loạn giấc ngủ. Mong rằng với những kinh nghiệm chia sẻ, mẹ sẽ giúp con vượt qua được giai đoạn khó khăn do rối loạn giấc ngủ đem lại nhé.
>>> Xem thêm: Giải đáp cho mẹ: Bé bị rối loạn giấc ngủ khám ở đâu?