Trẻ bị táo bón lâu ngày là một vấn đề phổ biến. Mặc dù không quá nguy hiểm tức thời nhưng nó tạo ra những khó khăn nhất định trong sinh hoạt, tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của bé. Vì thế các mẹ không nên chủ quan.
Nguyên nhân của vấn đề trẻ bị táo bón lâu ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng táo bón ở trẻ em có thể bao gồm: Ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần, phân cứng, khô, bị đau khi tiêu, đau bụng, máu trên bề mặt phân cứng. Nếu con không nói cho mẹ cảm giác đau, thông qua biểu hiện và cách đi vệ sinh của con mẹ có thể đoán được phần nào. Nếu con bạn cảm nhận sự đau, bé có thể cố gắng tránh việc đi vệ sinh. Bạn có thể nhận thấy con bạn bắt chéo chân, siết chặt mông, vặn vẹo cơ thể hoặc làm mặt khi cố gắng giữ phân.
Táo bón xảy ra trong trường hợp chất thải hoặc phân của cơ thể có sự di chuyển chậm qua đường tiêu hóa, làm phân trở nên cứng và khô hơn. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ bao gồm:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày như chế độ ăn không hợp lý, sinh hoạt không khoa học
- Nhịn đi vệ sinh: Con bạn có thể không quan tâm đến nhu cầu đi tiêu vì bé sợ hoặc không muốn dừng việc chơi. Một số trẻ em nhịn đi vệ sinh khi không ở nhà, do ngại sử dụng nhà vệ sinh nơi công cộng.
- Vấn đề dạy đi vệ sinh: Nếu bạn bắt đầu dạy bé đến nhà vệ sinh quá sớm, con bạn có thể nổi loạn và dẫn đến việc giữ phân lại. Điều này kéo dài có thể trở thành thói quen khó thay đổi, và đây là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị táo bón lâu ngày.
- Chế độ ăn có sự thay đổi, không phù hợp: Chế độ ăn nghèo trái cây, rau quả giàu chất xơ hoặc chất lỏng là nguyên nhân gây táo bón. Cha mẹ thường thấy rằng khi bé chuyển từ chế độ ăn toàn chất lỏng sang những thức ăn đặc hơn là thời điểm chúng dễ bị táo bón.
- Thay đổi trong thói quen: Mọi biến đổi trong sinh hoạt và thói quen hàng ngày của con bạn – ví dụ như đi chơi, du lịch, thời tiết quá nóng hoặc sự căng thẳng đều có thể ảnh hưởng đến chức năng của ruột. Trẻ em cũng có nhiều khả năng bị táo bón trong những ngày đầu đến lớp
- Di truyền: Nếu ở gia đình có thành viên từng bị táo bón, thì khả năng trẻ bị táo bón lâu ngày là rất cao.
- Một vài yếu tố khác cũng được đưa ra như thuốc, phản ứng dị ứng với sữa bò, vấn đề y tế (dị tật phẫu thuật,…)
Những trẻ có nguy cơ bị táo bón lâu ngày nhiều nhất bao gồm các trường hợp như ít vận động, không ăn đủ chất xơ, uống đủ nước, thường xuyên dùng một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm, có vấn đề y tế về hậu môn hoặc trực tràng, rối loạn thần kinh.
>>> Xem thêm: 7 lý do khiến bé ngày càng gầy mà mẹ không hay biết
Phòng ngừa trẻ bị táo bón lâu ngày
Mặc dù táo bón ở trẻ em có thể không thoải mái, nhưng nó thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, một khi táo bón lâu ngày và trở thành mãn tính, các biến chứng có thể bao gồm: vết thương đau ở vùng da xung quanh hậu môn (vết nứt hậu môn), rò trực tràng, khi trực tràng ra khỏi hậu môn, phân bị giữ lại trong đại tràng và trực tràng và rò rỉ ra ngoài (encopresis).
Mặc dù không gây nguy hiểm ngay lúc đó, nhưng táo bón lâu ngày sẽ tạo nên sự khó khăn nhất định trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ
Dưới đây là một số gợi ý của các bác sỹ giúp phòng ngừa tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày:
- Cung cấp cho con bạn thực phẩm giàu chất xơ. Một chế độ ăn giàu chất xơ là rất tốt cho hệ tiêu hóa, có thể giúp cơ thể trẻ hình thành phân mềm. Những loại thực phẩm giàu chất xơ rất có lợi như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu, bánh mì được khuyến khích sử dụng cho trẻ nhỏ. Lượng khuyến cáo cho chất xơ là 14 gram cho mỗi 1.000 calo trong chế độ ăn của trẻ. Đối với trẻ nhỏ, điều này có nghĩa là một lượng chất xơ khoảng 20 gram mỗi ngày.
- Khuyến khích con bạn uống nhiều nước để tốt cho hoạt động tiêu hóa, nhất là nước thường
- Tạo điều kiện để trẻ tham gia vào hoạt động thể chất. Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp kích thích hoạt động bình thường của ruột. Đây sẽ là thói quen tốt để phòng ngừa vấn đề trẻ bị táo bón lâu ngày.
- Tạo thói quen đi vệ sinh tốt: chú ý đến cảm giác đi vệ sinh và không bỏ qua nó. Một số trẻ bị cuốn vào trò chơi đến nỗi chúng bỏ qua sự thôi thúc muốn đi tiêu. Nếu sự chậm trễ như vậy xảy ra thường xuyên, chúng có thể góp phần làm trẻ táo bón lâu ngày.
- Kiểm tra loại thuốc con đang sử dụng. Liệu rằng đây có phải là loại thuốc gây táo bón, hãy hỏi bác sĩ để chắc chắn sự ảnh hưởng và có những lựa chọn thay thế khác.
Trẻ bị táo bón lâu ngày là một trong những vấn đề làm nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, cách chăm sóc khoa học, cẩn thận sẽ giúp con rất nhiều. Hi vọng các mẹ đã có thêm những kiến thức bổ ích trong việc chăm con.
>>> Có thể mẹ quan tâm: Tư vấn: kinh nghiệm sử dụng sữa phát triển chiều cao cho trẻ