“Bé con nhà mình khi ngủ cứ hay giật mình thức giấc rồi khóc mãi mới nín. Trong khi vừa mới đây thấy bé còn ngủ rất ngoan. Không biết trẻ hay giật mình khóc đêm là bị gì?? Mình cũng chưa có cách nào để bé không giật mình khi ngủ nữa…” – Mẹ Mỹ Hạnh (Thái Bình) chia sẻ.
Đây là một trong số những thắc mắc phổ biến của các mẹ bỉm sữa khi mới nuôi con lần đầu. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nếu trẻ hay giật mình khóc đêm – Mẹ có từng nghe thấy phản xạ Moro?
Mẹ thường tự hỏi vì sao trẻ hay giật mình khóc đêm, rồi bắt đầu lo lắng mà không biết đó là một phản xạ sinh lý được trang bị cho bé ngay từ khi bé chào đời. Phản xạ giật mình ở bé được gọi là phản xạ Moro – Phản xạ chỉ có ở trẻ sơ sinh khi bé đang ngủ và đột nhiên thức giấc. Tuy chúng có thể làm cha mẹ căng thẳng, nhưng những phản xạ này thực sự khiến cuộc sống dễ dàng hơn cho cả em bé và cha mẹ.
Phản xạ Moro diễn ra nhanh chóng và đột ngột, có thể làm bé hoảng sợ và khóc lên. Bé sẽ không thể tự mình ổn định lại vì cảm giác bị rơi tự do – ngay cả khi bé không thực sự ngã. Ý nghĩa của phản xạ này chính là để bảo vệ bé khỏi nguy hiểm. Trên thực tế, đó là một dấu hiệu của hệ thống thần kinh khỏe mạnh.
Trẻ sơ sinh giật mình là phản xạ bình thường biểu thị một hệ thần kinh khỏe mạnh
Bé giật mình sẽ trải qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Bé vung tay, hít không khí mạnh và bé có thể bắt đầu quấy khóc. Đây là giai đoạn bé có cảm giác té ngã. Một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng bé mở rộng cánh tay ra bên ngoài để giúp cha mẹ dễ dàng nắm bắt lấy bé hơn.
- Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, bé trở về thư thế của thai nhi. Bé thu tay và co chân sát lại gần cơ thể. Nghiên cứu tương tự cũng có một giả thuyết cho giai đoạn này. Nếu em bé không được cha mẹ (hoặc bất cứ ai) giữ lại khi rơi tự do, bản năng của bé sẽ tự động lấy lại tư thế của thai nhi – tư thế có thể chống đỡ tốt nhất khi bị ngã.
Trẻ hay giật mình khóc đêm khi nào?
Có những tác nhân kích hoạt phản xạ Moro khiến bé dễ giật mình thức giấc và khóc đêm, đó là:
- Âm thanh: Những tiếng động lớn, đột ngột như tiếng tủ đóng sầm, tiếng còi xe ô tô, hoặc tiếng kêu lách cách, tiếng người la hét,…
- Ánh sáng: Bé ngủ trong không gian có ánh sáng dịu nhẹ bỗng dưng điện phòng bật sáng. Việc thay đổi ánh sáng như mở rèm trong phòng trẻ trong lúc ngủ trưa cũng có thể khiến bé giật mình tỉnh giấc ban ngày.
- Thay đổi chuyển động: bất cứ điều gì khiến em bé cảm thấy không được an toàn như bị hạ xuống một cái nôi trong khi ngủ, cái chạm bất ngờ hoặc cử động nhanh như mẹ đứng dậy sau khi đang ở cạnh bé.
Trẻ hay khóc đêm giật mình dù không là dấu hiệu bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, nhưng nếu bé thức giấc và quấy khóc cũng sẽ đánh thức cha mẹ. Tất nhiên việc giấc ngủ bị gián đoạn là điều không ai muốn. Nhưng cha mẹ hãy cố gắng cùng bé trải qua thời gian này. Cho đến khi bé được 3-6 tháng tuổi, bé bắt đầu thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ sẽ cảm thấy an toàn hơn, có khả năng kiểm soát nhiều hơn các chuyển động cơ thể. Lúc này, phản xạ Moro sẽ giảm bớt, bé sẽ ít giật mình và không còn khóc đêm nhiều nữa.
Cách làm giảm tình trạng trẻ hay giật mình khóc đêm
Không ai muốn giấc ngủ bị phá ngang bởi bất kỳ lý do gì, ngay cả trẻ nhỏ cũng vậy. Nếu phản xạ Moro khiến bé và cha mẹ không thoải mái, mẹ có thể áp dụng những cách giảm phản xạ Moro sau:
- Quấn tã: Việc quấn tã có tác dụng làm giảm đáng kể phản xạ Moro. Để tránh gây quá nóng cho bé, mẹ hãy chọn loại vải nhẹ, thông thoáng. Bé được quấn trong tã hay khăn sẽ cảm thấy an toàn – cảm giác giống như được bao bọc ở trong bụng mẹ.
Bé được quấn tã sẽ ngủ sâu giấc ít giật mình vì cảm thấy an toàn
- Cải thiện không gian ngủ: Các yếu tố có thể khiến bé giật mình quấy khóc như âm thanh, ánh sáng đột ngột thay đổi nên được hạn chế tối đa vào ban đêm. Mẹ có thể thấy bé ngủ ngon hơn và bớt quấy khóc nếu đây là nguyên nhân chính gây ra phản xạ Moro.
- Ngủ chung: Nếu cha mẹ ngủ chung với bé, hãy cố gắng tránh một chiếc nệm bồng bềnh hoặc việc trở mình. di chuyển đột ngột vì có thể kích thích phản xạ Moro.
- Di chuyển bé: Chuyển động rời tay mẹ xuống giường, cũi, nôi thường là lúc làm bé dễ bị giật mình nhất. Vì thế, hãy đặt bé xuống một cách nhẹ nhàng và chậm rãi. Cố gắng không di chuyển quá nhanh, khi bé nằm xuống, mẹ nhớ giữ bé trong một hoặc hai phút. Sau đó, thả tay ra từ từ. Tuy nhiên, khi mẹ thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ, mẹ hãy đặt bé vào chỗ ngủ để tránh việc phải di chuyển khi bé đã ngủ say. Điều này cũng giúp bé học được cách ngủ độc lập.
- Bổ sung Lactium: Dưỡng chất được thủy phân từ sữa Lactium giúp bé thư giãn tinh thần, nuôi dưỡng trí não khiến giấc ngủ đến với bé dễ dàng và ngon giấc hơn. Mẹ có thể tham khảo dùng Lactium chăm sóc giấc ngủ cho bé.
Phản xạ Moro có thể khiến trẻ hay giật mình khóc đêm, có thể khiến cha mẹ lo lắng nhưng không phải là dấu hiệu đáng ngại. Ngược lại, trẻ sơ sinh không có phản xạ này thì đó lại là biểu hiện của một em bé đứng trước nguy cơ tiềm ẩn về não. Do đó, hãy là những bậc phụ huynh thông thái trong các vấn đề gặp phải khi chăm sóc bé, cha mẹ nhé!