Rất nhiều mẹ bỉm sữa chia sẻ, khi chăm sóc con họ gặp phải tình trạng trẻ hay giật mình ngủ không sâu giấc, điều này khiến mẹ lo lắng, băn khoăn không biết lý do là gì và làm thế nào để cải thiện hiệu quả cho con. Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin được chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu nguyên nhân trẻ hay giật mình không sâu giấc
Trẻ bị kích thích quá mức
Nếu ban ngày mẹ cho trẻ vui chơi quá mức, đến những nơi đông người, ồn ào, náo nhiệt hoặc có thể là do một chuyến đi chơi xa, phải di chuyển nhiều,…sẽ khiến hệ thần kinh của bé bị kích thích quá mức, trẻ dễ căng thẳng và mệt mỏi vào ban đêm hơn.
Thiếu các dưỡng chất cần thiết
Những trẻ có chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, thiếu các vi dưỡng chất cần thiết như canxi, kẽm, magie, vitamin,…sẽ hay giật mình ngủ không sâu giấc do cơ thể bé không đảm bảo về sức khỏe.
Môi trường ngủ không phù hợp
Không gian, môi trường tác động trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ, vì vậy nếu phòng ngủ kín hơi, không được vệ sinh sạch sẽ, bị làm phiền bởi tiếng ồn xung quanh và nhiệt độ phòng không phù hợp sẽ khiến sẽ khó ngủ, mất ngủ và ngủ không sâu giấc.
Thời gian ngủ không hợp lý
Đối với những trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi, nếu mẹ không thiết lập một giờ giấc thức ngủ cho bé sẽ khiến thời gian ngủ của con bị xáo trộn, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Trẻ đang mắc bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân kể trên, trẻ hay giật mình ngủ không sâu giấc cũng có thể do bé đang gặp vấn đề về bệnh lý, mẹ cần theo dõi tình trạng của con để nắm rõ được tình hình, đưa bé đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Trẻ hay giật mình ngủ không sâu giấc có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau
Giải pháp giúp con ngủ ngon, sâu giấc suốt đêm
Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng
Rất nhiều trẻ bị giật mình, ngủ không sâu giấc do thiếu các dưỡng chất quan trọng, vì vậy mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ cho con. Đối với những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ canxi, vitamin, protein,…trong các bữa ăn hàng ngày để con có thể nhận đủ nguồn dưỡng chất đó thông qua sữa mẹ. Trong trường hợp bé đã ăn dặm, mẹ nên phong phú, đa dạng các bữa ăn, ưu tiên những thực phẩm tươi ngon, giàu dưỡng chất để cơ thể bé hấp thụ tốt nhất.
Tắm nắng là biện pháp rất hiệu quả
Trẻ thường xuyên được tắm nắng vào buổi sớm sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn, đồng thời cơ xương chắc khỏe nhờ được bổ sung vitamin D, vì vậy để giúp con cải thiện chứng vặn mình, giật mình khi ngủ mẹ nên cho bé tắm nắng vào buổi sớm. Thời gian tắm nắng tốt nhất nên từ 7 giờ sáng, lúc này ánh sáng dịu, rất có lợi cho bé. Mỗi lần nên tắm nắng từ 30 – 45 phút, sau khi tắm xong mẹ dùng một chiếc khăn mềm để lau người cho con và đặt bé vào phòng thoáng mát, yên tĩnh để nghỉ ngơi.
Tạo môi trường ngủ yên tĩnh, thoáng mát
Phòng ngủ của bé nên thường xuyên được vệ sinh chăn gối, thoáng mát, không bị tác động bởi tiếng ồn lớn đồng thời để nhiệt độ phù hợp để đảm bảo trẻ không bị quá nóng hoặc quá lạnh.
Chú ý đến vấn đề vệ sinh cơ thể
Trước khi ngủ, mẹ nên vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ để đảm bảo con được thoải mái nhất, thường xuyên kiểm tra tã/bỉm, tránh để bị ướt hoặc bẩn gây khó chịu cho bé. Với những trẻ hay giật mình ngủ không sâu giấc, giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và trí não của bé.
Đảm bảo con đã đủ no trước khi ngủ
Mẹ nên chú ý đến thời gian cho bé bú, đảm bảo con đã được “nạp đầy năng lượng” để bắt đầu một giấc ngủ sâu tốt nhất, không nên để trẻ bị đói hoặc quá no sẽ gây khó chịu, mệt mỏi và mất ngủ.
Trên đây là một số thông tin mẹ có thể tham khảo để không còn lo lắng trẻ ngủ không sâu giấc hay giật mình. Nếu thấy con có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường về sức khỏe mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên môn thăm khám và tư vấn giải pháp phù hợp nhất.