Trẻ hay quấy khóc đêm có rất nhiều biện pháp để cha mẹ dễ dàng khắc phục. Một trong số những cách hiệu quả là tạo một thói quen ngủ khoa học cho bé. Thế nhưng nếu mẹ không biết tới những sai lầm dễ mắc phải trong quá trình dạy bé tập ngủ thì kết quả thu về cũng sẽ chẳng thể tốt đẹp. Mẹ hãy tìm hiểu ngay những điều cần tránh để giờ đi ngủ không còn là ác mộng nhé!
Theo nhà tâm lý học trẻ em Heather Wittenberg: “Các bà mẹ thường cảm thấy khủng khiếp khi để con mình khóc. Nhiều người nói rằng không thể để bé một mình ở cũi và phớt lờ tiếng khóc của bé. Nhưng một số người thì cảm thấy khi bé khóc là lúc rất tồi tệ. Và cuối cùng, nó trở thành một vấn đề về giấc ngủ”.
Cha mẹ cần có những chỉ dẫn cụ thể về cách dỗ dành bé hay khóc đêm, và một số lưu ý cần tránh, kể cả khi nghe thấy tiếng khóc của bé, để bé có giấc ngủ ngon và không còn quấy khóc nữa. Chẳng khó khăn để hạn chế thực hiện, cha mẹ sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình cảnh mệt mỏi này.
Cố gắng cho trẻ hay quấy khóc đêm ăn và ngủ
Việc luôn muốn con ăn và ngủ thiếp đi nhờ những cái vỗ nhẹ rất phổ biến với các cha mẹ. Đó gần như là tất cả những gì cha mẹ làm lúc đầu. Lý do là vì trẻ sơ sinh thường ăn 2-3 giờ một lần và chu kỳ thức-ngủ rất hỗn loạn. Bé thường xuyên ngủ ngay sau khi bú mẹ. Trong khi trẻ đang học cách thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ thì việc ngủ thiếp đi sau khi bú là tốt. Trẻ ở những tháng tuổi đầu tiên không hình thành thói quen xấu, nhưng đến khoảng 4 tháng tuổi, hệ thần kinh của bé hoàn thiện dần và bắt đầu phát triển thói quen ngủ.
Tại thời điểm này, việc cho bé ăn no hoặc vỗ cho bé vào giấc ngủ có thể trở thành một vấn đề nếu đó là cách duy nhất mẹ có thể khiến bé ngủ. Các bé có thể tự nhiên thức dậy 2-6 lần một đêm, điều đó có nghĩa là những điều mẹ làm để giúp bé bắt đầu giấc ngủ sẽ cần phải được thực hiện bất cứ khi nào bé thức giấc và khóc. Động tác giúp đỡ của mẹ đã trở thành thói quen không thể bỏ khiến trẻ hay quấy khóc đêm, bởi bé sẽ chẳng thể ngủ khi thiếu vắng chúng. Và đây là điều chắc hẳn mẹ chẳng hề muốn.
Cách khắc phục: Tạo thói quen đi ngủ sẽ giúp bé liên kết các hoạt động mới với giấc ngủ. Mẹ có thể cho bé tắm, thay đồ ngủ, đọc truyện, sau đó tắt đèn. Một khi những việc làm này xảy ra mỗi đêm, trẻ sẽ bắt đầu hiểu rằng đó là thời gian bé cần đi ngủ. Mẹ hãy đặt bé vào cũi trước khi bé quá buồn ngủ, để bé học cách ngủ tự lập với việc nằm trong cũi mà không phải ngay trong vòng tay của mẹ.
Lập tức đến dỗ dành trẻ hay quấy khóc đêm
Tất nhiên, theo bản năng của người mẹ thì mẹ luôn muốn đến an ủi bé khi bé khóc. Trong sáu tháng đầu tiên, mẹ có thể đến bên bé những lúc bé khóc để cảm thấy an toàn vì có mẹ. Nhưng lý tưởng nhất để dạy bé ngủ khoa học là cho bé vài phút để bé tự mình trấn tĩnh lại. Khi bé lớn hơn, bé sẽ phát hiện ra rằng nước mắt có thể gây sự chú ý của mẹ và đó là lợi thế của bé.
Cách khắc phục: Mẹ hãy kiểm tra lại vấn đề khiến trẻ hay quấy khóc đêm. Bé có đang bị đói, bỉm ướt, hay bị đau, không khỏe ở đâu,… Hay bé chỉ khóc vì thấy mẹ không ở bên cạnh? Mẹ có thể làm theo cách này: Mẹ rời khỏi phòng và đặt hẹn giờ trong 5 phút. Nếu bé vẫn khóc sau năm phút, hãy quay lại trấn an bé và tiếp tục kiểm tra lại sau mỗi 5 phút cho đến khi bé ngủ. Tối hôm sau, mẹ hãy hẹn giờ trong khoảng thời gian 10 phút. Cứ như vậy cho những đêm sau, mẹ có thể thấy bé không còn quấy khóc nhiều và ngủ dễ hơn.
Để bé ngủ gật
Để trẻ ngủ gật trong xe đẩy thường xuyên có thể giúp mẹ dễ dàng giải quyết việc lặt vặt hơn, nhưng những trẻ đã quen với việc ngủ với sự chuyển động có thể thấy khó ngủ trong cũi. Điều đó có thể tạo ra một vấn đề giấc ngủ cho bé ở nhà. Mẹ không nên nghĩ rằng cần để bé ngủ bất cứ khi nào bé muốn. Điều quan trọng là mẹ cần dạy bé hiểu, khi nao là thời điểm thức và ngủ.
Cách khắc phục: Mẹ cần nắm được việc bé cần ngủ bao nhiêu là đủ tiêu chuẩn, cả ban ngày và ban đêm, tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Hãy để bé ngủ tại một nơi cố định nhất có thể. Nếu bé chưa thể ngủ được, mẹ hãy thực hiện quá trình chuyển đổi từ từ.
Để bé thức khuya
Nhiều cha mẹ sẽ nghĩ rằng giữ cho bé thức thật lâu sẽ khiến bé buồn ngủ và ngủ lâu hơn, sâu giấc hơn. Trên thực tế thì để bé đi ngủ quá muộn có thể gây tác dụng ngược. Khi bé thức dậy, bé sẽ mệt mỏi và cần nhiều thời gian hơn để ngủ, nhưng bé cũng thức dậy thường xuyên hơn. Điều này đồng nghĩa với việc bé ngủ không sâu giấc và chất lượng giấc ngủ kiểu này không cao.
Cách khắc phục: Nếu bé có một giấc ngủ trưa đến sớm và thức dậy sớm hơn thường lệ, dẫn đến việc bé ngủ sớm hơn vào buổi tối, mẹ có thể linh hoạt chuyển đổi thành giờ đi ngủ cho bé mà không giữ cho bé thức khuya hơn, đó là: Tắm cho bé, thay đồ ngủ và bắt đầu thói quen trước khi cho bé đi ngủ như thường lệ. Vào những tối tiếp theo, mẹ có thể điều chỉnh việc ngủ của bé thêm mỗi 15 phút cho đến khi bé ngủ đúng giờ mà mẹ mong muốn.
Trẻ hay quấy khóc đêm sẽ nhanh chóng ngủ ngoan nếu mẹ áp dụng đúng cách để tạo thói quen ngủ tốt cho bé. Hi vọng khi biết được những điều cần tránh trong quá trình dạy bé ngủ ngoan và không quấy khóc, mẹ có thể chăm con dễ dàng hơn và giúp cho cả nhà có giấc ngủ ngon mỗi ngày!
>>> Mẹ có biết: Trẻ sơ sinh quấy khóc do rôm sảy mẹ biết cách cải thiện tại nhà chưa?