Vì sao trẻ ngủ đêm hay trằn trọc? đây băn khoăn, lo lắng của rất nhiều mẹ khi chăm sóc con nhỏ. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất? Mẹ hãy cùng tham khảo một số thông tin được chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Những yếu tố khiến trẻ ngủ đêm hay trằn trọc
Vấn đề trẻ khó ngủ về đêm hay trằn trọc, quấy khóc thường rất phổ biến ở những tháng đầu sau khi bé chào đời. Điều này khiến nhiều bố mẹ lo lắng, không biết lý do tại sao và thường gặp khó khăn trong việc tìm ra giải pháp khắc phục.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ ngủ đêm hay trằn trọc mà mẹ có cần nắm rõ để biết được cụ thể tình trạng con đang gặp phải, dưới đây là một số lý do phổ biến:
Do điều kiện môi trường sống không tốt
Môi trường sống xung quanh có ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh hoạt hàng ngày của trẻ, vì vậy ở những nơi thường xuyên bị tác động bởi tiếng ồn, không được vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của bé.
Ngoài ra, nếu phòng ngủ của bé kín hơi, không thoáng mát, nhiệt độ không phù hợp có thể sẽ khiến con trằn trọc, mệt mỏi, quấy khóc nhiều hơn và ngủ không sâu giấc.
Thói quen sinh hoạt của người lớn
Thói quen sinh hoạt của người lớn và trẻ nhỏ khác biệt nhau, vì vậy nếu trong gia đình ông bà, bố mẹ có thói quen thức khuya, xem tivi muộn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ, bé sẽ bị lôi cuốn vào nhịp sinh học của mọi người nên giấc ngủ không được đảm bảo, về lâu dài sẽ gây tác hại đến sức khỏe của con.
Chế độ ăn uống của trẻ gặp vấn đề
Với những trẻ đã ăn dặm, nếu chế độ ăn uống hàng ngày không đầy đủ dinh dưỡng sẽ khiến trẻ ngủ đêm hay trằn trọc, khó chịu do thiếu các vi dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là canxi, kẽm, vitamin D,… Ngoài ra, việc cho trẻ ăn uống không hợp lý, khoa học sẽ gây tác hại đến đường tiêu hóa của bé, con dễ mắc bệnh chán ăn và gặp vấn đề về bệnh lý như còi xương, suy dinh dưỡng,…
Cách chăm sóc bé chưa phù hợp
Việc chăm sóc bé rất quan trọng, tuy nhiên với những mẹ lần đầu, chưa có kinh nghiệm thì quá trình chăm sóc con sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Nếu lựa chọn quần áo không phù hợp sẽ khiến bé khó chịu, thường xuyên vặn mình, trằn trọc, khó vào giấc. Bên cạnh đó, việc vệ sinh cơ thể cho trẻ cũng cần được quan tâm và chăm sóc cẩn thận do da bé rất nhạy cảm.
Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ nhỏ, mẹ nên tham khảo lời khuyên của chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn cho con.
Trẻ ngủ đêm hay trằn trọc xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau
Mẹo hay khắc phục tình trạng trẻ ngủ đêm hay trằn trọc
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Việc bổ sung dưỡng chất cho trẻ rất quan trọng, đặc biệt trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Nếu thiếu một trong những dưỡng chất này, bé sẽ gặp vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như thiếu vitamin D sẽ khiến con trằn trọc, khó ngủ, ra mồ hôi trộm, biếng ăn, hay ốm vặt,…
Tạo cảm giác thoải mái để con bắt đầu giấc ngủ dễ dàng hơn
Một số biện pháp giúp con thư giãn, thoải mái nhất mà mẹ có thể thực hiện cho bé như tắm bằng nước ấm rồi massage cơ thể nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể hát ru, kể chuyện hoặc cho bé nghe những âm thanh dịu nhẹ trước khi ngủ để con cảm thấy thoải mái hơn.
Việc tạo ra thói quen thư giãn trước khi ngủ sẽ giúp con cảm thấy an toàn, cảm nhận được tình yêu của mẹ, từ đó ngủ ngon, sâu giấc, ít trằn trọc hơn.
Đảm bảo con đã đủ no trước khi ngủ
Mẹ hãy luôn đảm bảo rằng dạ dày của trẻ được lấp đầy trước khi bắt đầu một giấc ngủ, chú ý đến các bữa phụ của con nhưng tuyệt đối không nên cho bé ăn quá no, điều này sẽ khiến con thấy khó chịu hơn.
Chú ý đến các giấc ngủ ngắn ban ngày
Giấc ngủ ngắn ban ngày rất quan trọng, tuy nhiên mẹ nên sắp xếp, phân chia thời gian hợp lý, tránh để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm, khiến con trằn trọc, khó ngủ hơn.
Không cho trẻ vui chơi, hoạt động quá mức vào buổi tối
Buổi tối, mẹ nên hạn chế cho trẻ chơi đùa những hoạt động mạnh để bé không bị căng thẳng, kích thích thần kinh. Nếu vui đùa quá mức khi ngủ bé dễ bị giật mình, ngủ không sâu giấc và quấy khóc.
Hi vọng với những thông tin vừa chia sẻ ở trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ ngủ đêm hay trằn trọc, từ đó có những giải pháp an toàn, hiệu quả nhất khắc phục cho con, đảm bảo bé có giấc ngủ đạt chất lượng tốt nhất.
>>> Xem thêm: 6 cách chữa cho trẻ hay vặn mình khó ngủ