Trẻ ngủ hay giật mình là phản xạ tự nhiên, xuất hiện ở hầu hết các bé khiến rất nhiều mẹ lo lắng. Việc giật mình chỉ xảy ra nhanh chóng trong vài giây, sau đó bé có thể ngủ lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, trẻ ngủ hay giật mình hoảng hốt, quấy khóc không ngừng, khi tỉnh dậy lại rất khó dỗ cho bé ngủ lại. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Đây là lúc mẹ nên điều chỉnh các hoạt động chăm sóc thường ngày để giúp con hết giật mình, quấy khóc. Cùng webmebe tìm hiểu một số kinh nghiệm để chấm dứt tình trạng này.
Nguyên nhân khiến trẻ ngủ hay giật mình hoảng hốt là gì?
Ở trẻ nhỏ, sự phát triển của các tế bào thần kinh vẫn chưa hoàn thiện, rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Do đó khi gặp những thay đổi bất kỳ từ mội trường bên ngoài, nhất là khi đang ngủ bé dễ giật mình hoảng hốt.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ ngủ hay giật mình, hoảng hốt
Một số những nguyên nhân chú yếu khiến bé nhà bạn hay giật mình hoảng hốt:
- Tác nhân từ môi trường bên ngoài: trẻ nhỏ rất nhạy cảm với âm thanh, không gian nhiều tiếng ồn tác động trực tiếp đến giấc ngủ của bé. Hoặc sự thay đổi đột ngột cường độ âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ trong phòng cũng có thể khiến bé giật mình quấy khóc
- Tâm lý bất an, hồi hộp, tinh thần bé bị căng thẳng, gặp ác mộng khi ngủ. Đặc biệt khi ngủ vào ban đêm khiến bé sợ hãi , cảm thấy không an toàn. Nhiều bé do tâm lý thay đổi khi mẹ hết thời gian ở cữ, trẻ phải ở nhà với người khác cũng có tình trạng này.
- Nguyên nhân bệnh lý: sức khỏe của bé có vấn đề như trào ngược dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, bệnh hô hấp, tổn thương hệ thần kinh trung ương, ngứa dị ứng cũng tác động khiến bé giật mình hoảng hốt khi ngủ.
- Thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết như canxi, các vitamin D
- Những nguyên nhân khác: trẻ bị đói khi ngủ, côn trùng cắn, chăn màn không thoải mái, tư thế ngủ không phù hợp, ….
Như vậy, có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng giật mình, hoảng hốt ở trẻ nhỏ. Các mẹ cần xem xét nguyên nhân đến từ đâu để trị đúng và có hiệu quả nhất.
Trẻ ngủ hay giật mình hoảng hốt và những điều mẹ cần làm
Trước tiên, mẹ cần nắm được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nếu điều đó đến từ nguyên nhân bệnh lý các mẹ cần đưa con đến bác sỹ để có phương pháp điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho bé.
Webmebe chia sẻ cùng bạn những việc cần làm khi bé có tình trạng ngủ hay giật mình hoảng hốt:
Tạo cho bé không gian ngủ lý tưởng và thoải mái nhất. Một căn phòng yên tĩnh, thoáng mát, hạn chế tối đa các hoạt động tạo tiếng ồn, đặc biệt là các tiếng động đột ngột cần thiết cho bé. Ánh sáng không được phép quá mạnh, nhiệt độ lý tưởng trong phòng ở mức 26 – 280C, giữ cho không khí trong lành, mát mẻ. Mẹ có thể bật những bản nhạc du dương, nhẹ nhàng để đưa bé vào giấc ngủ sâu hơn
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết để bé có sức đề kháng tốt và khỏe mạnh. Các thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nhiều vitamin C, vitamin A, canxi,…tốt cho sự phát triển của trẻ. Mẹ cũng nên dành mỗi ngày từ 10 – 15 phút cho bé tắm nắng vào sáng sớm từ 8h – 9h để hấp thụ vitamin D, tốt cho quá trình tổng hợp canxi, giảm thiểu triệu chứng giật mình ở trẻ, giúp bé phát triển cả thể chất và trí tuệ.
Cho trẻ bú no. Khi còn nhỏ, các bé chưa nhận thức được tình trạng đói no của cơ thể, vì thế mẹ cần quan tâm để bé không bị đói khi đi ngủ. Bên cạnh đó, hãy giành thời gian chơi đùa, tâm sự cùng bé để con hiểu cha mẹ luôn bên cạnh và bảo vệ con trước mọi chuyện khó khăn nhất.
Trên đây là những tổng hợp của webmebe về tình trạng trẻ ngủ hay giật mình hoảng hốt. Hi vọng mẹ có thể áp dụng thành công những điều này để giúp con ngủ ngon, không còn giật mình quấy khóc. Chúc con luôn khỏe mạnh, thông minh và hạnh phúc cùng gia đình. Mẹ hãy chia sẻ những câu chuyện của bé, cũng như cách chăm con hay bất kỳ thắc mắc nào với webmebe để nhận những lời khuyên của chuyên gia nhé.