Nguyên nhân nào gây đau bụng khiến trẻ quấy khóc khó ngủ?
Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng làm bé khó chịu. Sự khó chịu này thường được bé diễn đạt bằng cách quấy khóc nhiều hơn bình thường, dù bé chưa biết hay đã biết cách giao tiếp với cha mẹ thông qua tiếng nói. Bé sơ sinh sẽ gặp vấn đề về tiêu hóa nhiều hơn so với những bé lớn, bởi cơ thể bé lúc này chưa được hoàn thiện đầy đủ về chức năng tiêu hóa.
Có những lý do sau rất dễ làm trẻ quấy khóc khó ngủ vì đau bụng:
Hệ tiêu hóa chưa phát triển
Trẻ sơ sinh gặp nhiều vấn đề tiêu hóa chủ yếu là vì hệ thống tiêu hóa còn non nớt. Cơ vòng rất yếu ở trẻ từ 1-3 tháng tuổi, vì thế bé chưa thể có đủ khả năng co bóp, cùng với vị trí nằm ngang của dạ dày, bé sẽ thường bị trớ sữa ngay sau khi bú. Hệ vi sinh chưa đầy đủ để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. ‘Nhổ’ đôi khi đảo ngược trở lại vào miệng và cổ họng, tạo ra đau dạ dày sau đó.
Dạ dày nằm ngang làm bé thường xuyên bị trớ sữa sau ăn
Rất nhiều bé còn nhạy cảm với một số loại thực phẩm, kể cả là với sữa công thức, mẹ cần chú ý. Bé khó tiêu và đầy hơi sẽ vặn vẹo, quấy khóc và không ngủ được là điều dễ hiểu.
Thêm vào đó, dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ, chỉ chứa được một lượng sữa nhất định sau mỗi lần bú mẹ. Đó là lý do khiến bé nhanh đói và tỉnh giấc đòi ăn chỉ sau 2-3 giờ ngủ. Nếu như mẹ không biết điều này, bé bị đói quấy khóc lâu sẽ hờn dỗi và trở nên cáu kỉnh hơn nhiều. Sẽ thật không hay khi thói quen ăn-ngủ của bé bị đảo lộn chỉ vì mẹ chưa thể hiểu những tín hiệu và cơ thể non nớt của bé.
Bé bị đầy hơi
Tình trạng bụng đầy hơi có thể ảnh hưởng đến bé nếu không vào lúc này thì là lúc khác. Dù bé được bú mẹ hay bú bình. Nó đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 1-4 tháng tuổi, do hệ thống tiêu hóa chưa phát triển và cũng có thể xảy ra do:
- Mẹ cho bé ăn không đúng cách: Nếu vú mẹ hoặc bình sữa được đặt không đúng vị trí, bé sẽ dễ nuốt phải quá nhiều không khí và trở nên đầy hơi.
Cách bú bình không đúng kỹ thuật khiến bé nuốt nhiều không khí
- Bé ăn quá no: Nếu mẹ cho bé ăn quá no hoặc bú quá nhiều, hệ tiêu hóa của bé quá tải sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, tạo ra nhiều khí trong bụng. Chính vì thế, bé có thể mắc phải các biến chứng sức khỏe khác nhau như: Suy giảm hệ tiêu hóa, đau do đầy hơi và áp lực lên dạ dày và nôn trớ.
Tiêu chảy hay táo bón
Việc thay đổi chế độ ăn của bé, thói quen ăn dặm hoặc giảm lượng nước uống có thể khiến phân khô và cứng. Điều này có thể gây đau bụng ở trẻ bị táo bón. Còn bé bị tiêu chảy có thể vì nguồn thức ăn kém vệ sinh, những thói quen không tốt dễ khiến bé mắc phải vi khuẩn hay virus rota.
Chế độ ăn của mẹ chưa hợp lý
Trẻ bú sữa mẹ cũng có thể bị đầy bụng, chứa nhiều khí nếu mẹ ăn rau như súp lơ, đậu, hành và bắp cải. Mẹ cần thay đổi chế độ ăn của mình nếu cảm thấy những thực phẩm ấy gây một số ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và giấc ngủ của bé.
Các biện pháp giảm đau bụng tốt nhất để khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc khó ngủ
Có nhiều biện pháp tự nhiên khác nhau, mẹ có thể sử dụng để làm dịu cơn đau bụng cho bé. Nhưng sự kiên nhẫn của mẹ là quan trọng nhất. Đừng quá lo lắng bởi người giúp đỡ bé sớm nhất ngay lúc này chỉ có thể là cha mẹ.
Biểu hiện và mức độ đau bụng là điều mẹ cần đặc biệt chú ý
Điều đầu tiên là mẹ hãy chờ đợi một thời gian, quan sát kỹ biểu hiện của bé và đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Thông thường, cơn đau của bé sẽ giảm bớt theo thời gian. Nếu mẹ thấy tình trạng của bé không khả quan hơn, hãy sử dụng một số biện pháp tự nhiên sau để cải thiện tình trạng trẻ quấy khóc khó ngủ vì đau bụng:
Vỗ ợ hơi cho bé
Sau mỗi lần cho bé bú sữa, mẹ hãy bế để đầu bé tựa vào vai mẹ và vỗ nhẹ vào lưng bé. Hoặc mẹ có thể đặt bé nằm thẳng lưng, di chuyển đôi chân của bé theo chuyển động đạp xe. Điều này giúp bé giải phóng khí dư thừa đã đi vào bên trong bụng khi bé ăn. Nhờ đó, bé sẽ bớt bị khó chịu do đầy hơi.
Có một điều mẹ cần chú ý, đó là khi bé khóc dễ khiến bé nuốt nhiều không khí hơn. Mẹ hãy chủ động ngăn bé khóc trước khi bé đòi ăn cũng như trước khi bé cảm thấy khó chịu do đầy bụng sau ăn càng sớm càng tốt.
Thực hiện đúng kỹ thuật cho bé bú
Nếu mỗi lần mẹ cho bé bú đều khiến bé bị đầy hơi và trớ sữa thì hãy học cách cho bé bú. Khi đầu của bé cao hơn phần thân, bé sẽ không bị trớ sữa vì dạ dày của bé lúc đó không ở trạng thái nằm ngang.
Cho bé bú đúng cách sẽ giảm tình trạng đầy hơi cho bé
Để tránh cho bé nuốt nhiều khí, mẹ hãy hãy giữ cho núm vú của bình chứa đầy sữa. Đảm bảo vệ sinh bình sữa trước khi cho bé bú cũng sẽ giúp bé tránh khỏi vi khuẩn gây bệnh. Còn với bé bú mẹ, hãy để miệng bé ôm đầy bầu vú mẹ khi bế áp bé sát gần ngực mẹ. Bé bú chậm và sâu với tiếng nuốt rất nhẹ là đúng cách cho bú rồi mẹ nhé.
Bổ sung lợi khuẩn cho bé
Khi bé đau bụng tiêu chảy, một lượng vi khuẩn tốt của đường ruột sẽ bị mất đi, bổ sung lợi khuẩn để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột là việc cần thiết. Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua để hỗ trợ quá trình tiêu hóa trở lại bình thường. Những thực phẩm lành mạnh mẹ ăn cũng có thể giúp ích cho bé còn bú mẹ.
Tuy nhiên, đôi khi mẹ áp dụng những cách xoa dịu cơn đau phổ biến trên để bé bớt quấy khóc, nhưng bé vẫn quấy khóc với dấu hiệu bất thường như: Kiểu khóc thay đổi đột ngột và ở cường độ cao, bé bị sốt, nôn trớ, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, bé không ngủ,… thì hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa. Mẹ sẽ nhận được tư vấn phù hợp với tình trạng của bé và có thể bé sẽ được chỉ định dùng thuốc nếu cần thiết.
Khi bé lớn dần lên, các vấn đề về đầy hơi, trớ sữa và các vấn đề khác về dạ dày cũng sẽ giảm bớt. Tình trạng trẻ quấy khóc khó ngủ do đau bụng cũng không còn chiếm nhiều thời gian lo lắng của mẹ. Nhưng mẹ hãy sáng suốt trong những tình huống trẻ quấy khóc và đừng ngại tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nhé! Hi vọng bài viết này có thể cho mẹ cách xoa dịu cơn đau bụng phù hợp nhất!
>>> Xem thêm: Mẹ căng thẳng vì trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều hơn?