Tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ? Vậy tình trạng này có phải do bé đang bị bệnh lý gì không?Liệu có phải cứ ra mồ hôi trộm là trẻ đang bị thiếu VITAMIN D hay CANXI không? Và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Đây có lẽ là băn khoăn của rất nhiều bậc làm cha mẹ. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này của bé nha.
Nguyên nhân khiên trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu
Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng khi con thức dậy đầu ướt sũng mồ hôi. Có rất nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi dạy con tự ngủ thì mặc dù bé chỉ khóc trong thời gian ngắn nhưng mồ hôi của bé cũng tiết ra rất nhiều và chủ yếu ở trên đầu. Dưới đây là một số lý do:
Khác với người lớn chúng ta đã có hệ bài tiết phát triển hoàn thiện và có thể toát mồ hôi trên toàn bộ cơ thể khi cảm thấy nóng thì trẻ em lại ngược lại. Hệ bài tiết của trẻ chưa hoàn thiện vì vậy khi cảm thấy nóng, bé chỉ có thể thoát nhiệt chủ yếu qua da đầu và gan bàn tay- bàn chân. Chính vì thế khi trẻ bị quá nóng đầu sẽ là nơi đổ mồ hôi đầu tiên và nhiều nhất.
Ra mồ hôi trộm ở đầu không phải là hệ quả của việc thiếu Vitamin D hay Canxi như cha mẹ thường lầm tưởng. Mà chỉ là khi bé bị nóng , sẽ tiết mồ hôi và nhiều nhất là ở đầu mà thôi.
Hậu quả của việc trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu
Việc trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu là do trẻ bị nóng. Và việc trẻ bị nóng quá sẽ có thể dẫn đến tim đập nhanh, khó thở, bé mệt mỏi, chán ăn. Việc trẻ đi ngủ trong nhiệt độ quá nóng còn là nguyên nhân dẫn đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh ( Hội chứng SIDS). Đây là một hội chứng cực kỳ nguy hiểm ở trẻ, chính vì thế cha mẹ cần thận trọng kiểm tra nhiệt độ phòng trước khi trẻ đi ngủ, và kiểm tra thường xuyên nhiệt độ phòng cũng như nhiệt độ cơ thể trẻ trong đêm để tránh tình trạng đáng tiếc sảy ra.
Theo khuyến cáo hiệp hội các bác sỹ y khoa Hoa Kỳ, Pháp, Úc và Anh đều khuyên chúng ta không nên đội mũ cho trẻ sơ sinh khi đi ngủ, vì đội mũ cho bé khi đi ngủ có thể cản trở quá trình thoát nhiệt ở cơ thể bé, khiến tim đập nhanh và nguy cơ trẻ bị ngạt thở. Ở các nước này họ khuyến cáo nhiệt độ an toàn cho bé khi ngủ là khoảng 16-20 độ. Khác xa với quan niệm dân gian của chúng ta là nên đợi mũ cho trẻ sơ sinh, kể cả khi ngủ trong mùa đông để che thóp tránh trẻ bị lạnh thóp. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm có thể gây nguy hiểm cho bé, các bậc phụ huynh nên chú ý.
Cách khắc phục tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ
Ở Việt Nam theo bác sĩ Trí Đoàn( Trưởng khoa Nhi- Phòng khám quốc tế Victoria) khuyên: nhiệt độ phòng lý tưởng của bé là khoảng dưới 24 độ, đối với trẻ nhũ nhi nhiệt độ phòng phù hợp và an toàn là khoảng 16-21 độ. Khi nhiệt độ phòng lên quá cao, trên 28 độ có thể khiến trẻ quá nóng. Làm tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi.
Hoặc cách đơn giản nhất là mẹ hãy cảm nhận độ nóng lạnh của bé qua đầu và mặc quần áo cho bé phù hợp với thời tiết. Hạn chế tối đa việc đội mũ che đầu cho bé, ngăn cản quá trình thoát nhiệt, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh.
Đặc biệt chú ý nhiệt độ môi trường ngủ của trẻ càng nóng, bé sẽ càng tiết nhiều mồ hôi đầu, tim sẽ đập càng nhanh, và càng khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt, khó thở. Khi ngủ quá nóng sẽ rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, nó còn nguy hiểm hơn rất nhiều lần khi trẻ lạnh.
Trên đây là toàn bộ những vấn đề cha mẹ cần hiểu rõ khi trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu và cách khắc phục cần thiết cho con. Rất mong nó thực sự hữu ích cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu của mình.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ ngày khóc đêm