“Khổ trăm bề khi nuôi con mọn” là nhận định đúng với hầu hết mẹ bỉm, lo cho con từ bữa ăn đến giấc ngủ, con ngủ không yên làm mẹ cũng giật mình thon thót. Trường hợp trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ cũng khiến không ít bà mẹ lo lắng. Liệu phản xạ này có ảnh hưởng đến giấc ngủ và đặc biệt là sự phát triển não bộ của trẻ? Làm sao để con ngủ ngon giấc suốt cả đêm dài?
Trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ là một phản xạ bẩm sinh
Đây chỉ là một trong nhiều phản xạ khi mà trẻ sinh ra. Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ là do tiếng động từ môi trường bên ngoài, hoặc do tự nhiên trẻ có cảm giác rơi xuống khiến bé giật mình. Lúc này trẻ sẽ không còn cảm nhận được sự an toàn từ môi trường bên ngoài và phản xạ này như một cách để trẻ bảo vệ bản thân trước những tác động gây bất an đối với trẻ.
Trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ là một phản xạ bẩm sinh
Nhưng may mắn là cảm giác này chỉ tồn tại một vài giây ngắn ngủi rồi biến mất. Một số bé tỉnh giấc nhẹ rồi lại chìm vào giấc ngủ ngay lập tức. Một số khác thì thức giấc và khóc thét do lo sợ, việc này khiến bố mẹ cũng phải thức giấc và vất vả dỗ con ngủ lại.
Dấu hiệu đáng mừng là trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ thường chỉ biến mất sau khi trẻ được 3 đến 4 tháng tuổi, nhưng điều này có thể muộn hơn đối với một số bé. Đây là lý do vì sao cha mẹ được khuyến khích tạo cho trẻ một môi trường ngủ yên tĩnh, thoải mái, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp.
Trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ có nguy hiểm?
Bản chất giấc ngủ của trẻ sơ sinh là ít khi ngủ sâu như người lớn. Bé chỉ ngủ khoảng 2 hoặc 3 giờ là dậy để bú, nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì giấc ngủ có thể ngắn hơn vì sữa mẹ dễ tiêu nên bé mau đói bụng. Nhưng bố mẹ nên lưu ý khi thấy trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ.
- Khi trẻ bị giật mình khi ngủ nhưng vẫn bú sữa mẹ đủ và chơi ngoan, tăng cân tốt thì điều này không gây hại gì đến sự phát triển của bé. Như đã nói ở trên, tình trạng này chỉ diễn ra ở trẻ trong vòng 3 – 4 tháng đầu đời và sẽ biến mất dần khi trẻ được nhiều tuổi hơn.
- Tuy nhiên nếu trẻ bị giật mình đi kèm với các biểu hiện lười bú, thường xuyên quấy khóc ngay cả khi thức, chậm tăng cân thì cha mẹ nên thận trọng. Vì về lâu dài có thể gây hậu quả đối với não bộ của con, gây hạn chế cho việc phát triển trí não và chiều cao ở trẻ.
Những mẹo giúp dứt điểm trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ
Những mẹo hữu ích giúp trẻ không bị giật chân tay khi ngủ
- Tạo môi trường ngủ thoáng khí và yên tĩnh, chú ý nhiệt độ và ánh sáng phù hợp. Vì trẻ sơ sinh là đối tượng cực kì nhạy cảm với mọi tác động từ môi trường bên ngoài.
- Nếu trẻ đang ngủ và cần phải đặt trẻ đang ngủ vào cũi hoặc xuống giường, hãy giữ con càng gần cơ thể bạn càng tốt. Ôm trẻ trong khi bạn dần dần cúi xuống, đặt trẻ xuống nệm nhưng hãy cố gắng giữ trẻ gần ngực của bạn trong vài giây trước khi từ bỏ tiếp xúc với cơ thể bố mẹ. Cần lưu ý rằng đừng nên tập cho trẻ thói quen ngủ trên tay cha mẹ, vì như vậy sẽ khiến trẻ dễ bị thức giấc và quấy khóc khi bị đặt xuống giường.
- Quấn khăn chặt vừa đủ để tạo cho trẻ cảm giác an toàn và thoải mái. Khi được quấn trong lớp vải êm ái sẽ giúp bé cảm thấy mình được an toàn như lúc 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ – nơi bình yên nhất mà bé chẳng bị quấy rầy hay giật mình từ môi trường bên ngoài.
- Thử sử dụng Soki Tium – sản phẩm giúp giảm các triệu chứng khóc đêm, ngủ không sâu giấc và dứt điểm trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ. Đây là sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ sữa, không chứa chất an thần nên rất an toàn với trẻ, được cấp phép bởi bộ Y tế và không ít mẹ bỉm tin dùng.
Trên đây là những thông tin hữu ích cha mẹ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc giấc ngủ cho bé. Nuôi con và chăm con chưa bao giờ là dễ dàng nên cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức hữu ích để con được phát triển lành mạnh và toàn diện. Mong rằng những mẹo giúp hạn chế trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ từ Webmebe sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức chăm con khoa học và an toàn.