Trẻ sơ sinh rất dễ bị nóng trong người và nổi mụn, kèm theo đó là cảm giác khó chịu và quấy khóc khiến mẹ không khỏi vất vả. Có phải mẹ đang lo lắng và băn khoăn tìm giải pháp cho việc trẻ sơ sinh bị nóng nổi mẩn đỏ? Tham khảo ngay những cách dưới đây để có cách chăm sóc bé yêu vào mùa nóng này!
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nóng trong người
Những lý do phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nóng bao gồm:
- Thực đơn dinh dưỡng của mẹ không đáp ứng đủ vitamin hoặc quá nhiều chất đạm khiến sữa bị thiếu đi tính “mát”.
- Các cơ quan trong cơ thể như hệ bài tiết và hệ tiêu hóa vẫn còn non yếu, chưa hoạt động trơn tru nên các độc tố khiến cơ thể trẻ bị khó chịu và nóng lên.
- Thường các chất độc nếu không được đào thải ra ngoài sẽ tích dần trong gan, gan nóng khiến trẻ bị nóng và mẩn đỏ.
Trẻ sơ sinh bị nóng và nổi mẩn đỏ có thể do sữa mẹ và các độc tố trong cơ thể bị tích tụ
Các biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị nóng
Những biểu hiện giúp mẹ dễ nhận biết khi trẻ sơ sinh bị nóng trong người có thể kể tên như:
- Xuất hiện mụn đỏ nhỏ nổi khắp người và ngứa ngáy
- Trẻ bị nhiệt miệng
- Trẻ bị khô môi nhưng căng mọng và khi thở sẽ thở cả bằng miệng, hơi thở khá nóng
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: táo bón
- Trẻ bị sốt, mệt mỏi và khóc quấy
Mụn đỏ nổi khắp người và ngứa ngáy có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nóng trong người
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nóng nổi mẩn đỏ
Điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng
Cách xử lý đơn giản và hiệu quả nhất là mẹ nên thay đổi thực đơn cho trẻ, vì đa số các trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ là do sữa mẹ bị “nóng”. Với một bữa ăn hợp lý, đủ chất, cân bằng 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn. Khi trẻ bị mẩn đỏ rồi thì me nên bổ sung thêm nhiều rau, củ, quả có tính mát. Ví dụ như: rau dền, mồng tơi, dưa chuột,… và cam, táo, lê,…
Điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng
Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào có tính mát nào cho trẻ ăn thì cũng giúp giải nhiệt. Nhiều bà mẹ vì thiếu hiểu biết mà đã bổ sung không đúng làm ảnh hưởng đến thể chất của trẻ. Trường hợp điển hình là rau má. Dù rau má rất mát và có tính giải nhiệt cao nhưng mẹ không nên uống/ ăn quá nhiều. Không ít mẹ thường xay sinh tố rau má rồi lọc lấy nước để pha với sữa cho trẻ uống. Việc làm này khiến các chất dinh dưỡng trong sữa bị mất đi, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa nếu trẻ uống quá nhiều.
Uống bột sắn dây
Từ xưa đến nay, sắn dây vốn được coi là “thần dược” giúp thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, thường được sử dụng vào những ngày hè oi bức. Mẹ có thể pha bột sắn dây với nước nóng, hòa thành bột loãng để cho bé ăn. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì mẹ hãy tích cực uống bột sắn dây để tăng tính mát cho sữa. Cách làm này khá hiệu quả trong việc xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị nóng trong người.
Bột sắn dây
Chú ý:
- Với trẻ ăn dặm, hạn chế tối đa để trẻ ăn đồ cay nóng. Còn với trẻ phụ thuộc vào sữa mẹ, mẹ cũng nên ngừng ăn các đồ có tính nóng, bổ sung nhiều rau quả, tránh để trẻ bị nóng và nổi mẩn đỏ nhiều hơn.
- Nếu trẻ đã qua độ tuổi sơ sinh, cho trẻ uống ít nhất 1 lít rưỡi nước mỗi ngày.
- Với trẻ biết bò và đi, hãy để trẻ tích cực tham gia các hoạt động để tiếp xúc với môi trường xung quanh, giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, thải độc qua tuyến mồ hôi.
- Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung các loại thảo dược thiên nhiên an toàn giúp mát gan, giải độc cơ thể.
Trên đây là những thông tin hữu ích cho mẹ về nguyên nhân và cách xử khi trẻ sơ sinh bị nóng, nổi mẩn đỏ. Áp dụng những cách trên sẽ đem lại hiệu quả trông thấy, cảm thiện tình trạng sức khỏe của bé. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh và vui vẻ!