Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng thường gặp. Thế nhưng với những người lần đầu làm mẹ khi đứng trước tình trạng này không khỏi lo lắng, bối rối vì mẹ chưa có kinh nghiệm xử lý. Những thông tin dưới đây hẳn sẽ giúp ích cho mẹ rất nhiều trong việc phòng tránh và điều trị chứng táo bón ở trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón
Táo bón là tình trạng thường gặp xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, nhưng không phải ai cũng đủ tỉnh táo để nhận ra, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Có 3 dấu hiệu để mẹ nhận bé trẻ đang bị táo bón.
1. Bé quấy khóc và lười ăn
Bỗng dưng bé quấy khóc vô cơ, chán ăn và hay nhăn nhó, khó chịu chính là một trong các dấu hiệu của bệnh táo bón. Lý do là bởi thức ăn bé ăn vào không được hấp thu và đào thải ra ngoài. Điều này khiến bé đầy bụng, khó chịu, hay mệt, trằn trọc khó ngủ và quấy khóc không lý do.
Bé quấy khóc và lười ăn
2. Bé đi ngoài ít hơn bình thường
Thông thường, trẻ sơ sinh bú mẹ từ 8-12 tháng đi vệ sinh mỗi ngày 1-2 lần. Còn với trẻ bú sữa ngoài thì số lần đi ngoài ít hơn. Nếu mẹ để ý thấy bé đi ngoài ít hơn thường ngày (1-2 ngày mới đi một lần), phân vón cục rắn và rặn khó khăn khiến mặt bé đỏ ửng, nhăn nhó thì rất có thể bé đã bị táo bón.
3. Bé đầy bụng, khó tiêu
Nếu bụng bé lúc nào ở tình trạng cứng và phình to thì tức là bé đang bị đầy bụng, khó tiêu – một dấu hiệu của chứng táo bón.
>>> Xem thêm: Trẻ bị táo bón lâu ngày và những điều mẹ cần biết
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón, thế nhưng dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:
- Do thực đơn ăn uống của mẹ
Vì nguồn dinh dưỡng của trẻ sơ sinh vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ nên mọi thức ăn mẹ ăn cũng chính là dinh dưỡng mà trẻ nhận được. Do đó, chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe đường tiêu hóa của trẻ. Nếu mẹ ăn nhiều đồ cay, đồ khó tiêu, đồ có tính lạnh, ít chất xơ và nhiều đạm, nhiều dầu mỡ thì khó tránh khỏi việc bé bị táo bón.
Trẻ bị táo bón có thể do thực đơn ăn uống của mẹ bị mất cân bằng
Để tránh việc bé bị táo bón, mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ và các loại củ quả tươi vào thực đơn hàng ngày. Ngoài ra, ăn sữa chua thường xuyên cũng giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn.
- Do bé dùng sữa ngoài
Trẻ sơ sinh bị táo bón còn do mẹ dùng sữa ngoài quá sớm hoặc cho bé ăn dặm sớm (trước 6 tháng tuổi). Vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, việc phải tiêu hóa những thức ăn ngoài sữa mẹ khiến dạ dày của bé gặp khó khăn và khả năng bị táo bón là rất cao.
- Do bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân khách quan thì đôi khi chứng táo bón còn do cơ thể bé bị bệnh. Những tổn thương đường tiêu hóa hoặc các dị tật bẩm sinh như bệnh về tiêu hóa cũng làm trẻ bị táo bón.
Trẻ sơ sinh bị táo bón và cách điều trị
1. Thay đổi thực đơn dinh dưỡng
Với trẻ bú sữa mẹ thì mẹ nên cân bằng lại thực đơn ăn uống của mình, chú trọng tăng cường những thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện hệ tiêu hóa cho bé.
Với trẻ ở độ tuổi ăn dặm thì dễ dàng hơn trong việc thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé. Mẹ hãy cho bé ăn những món giàu chất xơ, khoáng chất và kết hợp uống thật nhiều nước. Điều này giúp phân được mềm ra và dễ dàng đào thải ra ngoài. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là cách để chống lại táo bón ở trẻ.
2. Ngâm hậu môn trong nước ấm
Đây là cách trị táo bón hiệu quả với những trẻ lười ăn và thường xuyên quấy khóc. Nước ấm giúp kích thích cơ vòng dãn ra và bé dễ đi ngoài hơn. Mỗi ngày cho bé ngâm nước ấm 1-2 lần, mỗi lần 5-10 phút.
Ngâm hậu môn trong nước ấm là cách trị táo bón hiệu quả với những trẻ lười ăn và thường xuyên quấy khóc
3. Massage bụng
Dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, đặt lên vùng quanh rốn. Sau đó xoa nhẹ và ấn vừa đủ và chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ. Massage giúp thức ăn trong bụng bé mềm ra và chuyển dần xuống hậu môn. Mỗi lần thực hiện 3 phút.
4. Uống nước ép hoa quả
Những dưỡng chất có trong nước ép hoa quả vừa tốt cho da lại tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Do đó mẹ có thể yên tâm cho bé uống càng nhiều càng tốt.
Trên đây là những thông tin hữu ích cho mẹ về nguyên nhân cũng như cách điều trị trẻ sơ sinh bị táo bón. Hi vọng sẽ giúp cho mẹ sớm khắc phục được tình trạng táo bón của trẻ. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh!