Ngay khi vừa lọt lòng mẹ, trẻ đã được trang bị sẵn một số phản xạ để có thể làm quen với môi trường xung quanh. Trẻ sơ sinh hay giật mình (phản xạ Moro) là một trong số đó. Thực tế là cuộc sống có dễ dàng hơn cho cả mẹ và bé khi có những phản xạ này không? Mẹ hãy tìm hiểu bài viết này để biết rõ hơn vấn đề bé dễ mắc phải nhé!
Trẻ sơ sinh hay giật mình là do đâu?
Phản xạ giật mình, hay còn được gọi là phản xạ Moro (được mô tả và nghiên cứu lần đầu tiên bởi Ernst Moro) là phản xạ tự bảo vệ, thường gặp khi trẻ đang ngủ và đột nhiên tỉnh giấc. Bé giật mình sẽ khó tự mình ổn định lại, thậm chí là sợ hãi, hoảng loạn vì bé luôn nhận thấy cảm giác này giống như bị ngã và đang rơi xuống.
Hầu hết, trẻ sơ sinh giật mình sẽ hít mạnh trong khi cánh tay vung lên. Bé co đầu gối lên và cuối cùng hạ tay xuống, trở về tư thế của thai nhi.
Trẻ sơ sinh hay giật mình là hiện tượng sinh lý tự nhiên
Bé giật mình khi ngủ sẽ trải qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Bé hít mạnh không khí, vung tay lên, có thể tỉnh giấc và bắt đầu quấy khóc. Đây là giai đoạn bé cảm thấy đột nhiên bị rơi xuống. Một số nhà nghiên cứu cho rằng trẻ mở rộng cánh tay ra ngoài để giúp cha mẹ dễ dàng bắt lấy bé hơn.
- Giai đoạn 2: Khi chuyển sang giai đoạn này, bé sẽ thu mình để lấy lại tư thế của thai nhi. Đây là bản năng tự bảo vệ của trẻ để có thể chống đỡ tốt nhất cho cú ngã trong tâm trí.
Có thể mẹ sẽ thắc mắc tại sao trẻ sơ sinh hay giật mình trong khi không thực sự bị ngã, bị rơi xuống? Thông thường, phản xạ Moro có thể được kích hoạt bởi những tác động đối với:
- Thính giác: Những tiếng động lớn, đột ngột như tiếng tủ đóng sầm, tiếng đồ vật rơi hoặc tiếng còi xe,…
- Thị giác: Thay đổi ánh sáng như mở rèm trong phòng trẻ trong lúc ngủ trưa hay đột nhiên bật đèn khi bé ngủ tối.
- Xúc giác: Bất ngờ chạm vào bé hoặc cử động nhanh như đứng dậy khi mẹ đang nằm ngủ cạnh bé.
- Chuyển động thay đổi: Bất cứ điều gì khiến trẻ cảm thấy trống trải, không có điểm tựa hay sự hỗ trợ như bị hạ xuống một cái nôi trong khi ngủ.
Những tác động của môi trường xung quanh có thể dễ dàng tránh được. Và việc ngăn chặn hiện tượng trẻ sơ sinh hay giật mình là nên làm bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
>>> Đọc thêm: Bé hay vặn mình khi ngủ thì cần bổ sung ngay 9 loại dinh dưỡng này
Trẻ sơ sinh hay giật mình có phải là vấn đề đáng lo ngại?
Trên thực tế, phản xạ Moro của bé cho thấy đây là dấu hiệu của hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Điều này khẳng định sự xuất hiện của phản xạ giật mình là một điều tốt với trẻ. Tuy nhiên, bé giật mình có thể bị thức giấc, quấy khóc và cha mẹ cũng chẳng thể tiếp tục giấc ngủ của mình. Việc cải thiện giấc ngủ và giảm phản xạ giật mình sẽ giúp bé ngủ đủ giấc, phát triển khỏe mạnh và tránh được nguy cơ bệnh lý như rối loạn giấc ngủ. Cũng đồng nghĩa với việc bé và cả gia đình có giấc ngủ trọn vẹn hơn.
Cha mẹ có thể để tâm rằng phản xạ Moro đánh thức trẻ quá nhiều gây ảnh hưởng tiêu cực nào đó, nhưng nếu trẻ không có phản xạ Moro thì sao? Đã có những nghiên cứu chỉ ra sự liên quan giữa việc trẻ không có phản xạ giật mình với các vấn đề tiềm ẩn của não. Mẹ hãy thông báo cho bác sĩ nhi khoa nếu phản xạ Moro không xuất hiện ở trẻ.
Bé không có phản xạ giật mình có nguy cơ liên quan đến não bộ
Làm thế nào để mẹ cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh hay giật mình?
Một điều thú vị ở trẻ sơ sinh đó là phản xạ tự nhiên như phản xạ giật mình sẽ giảm dần và biến mất khi bé được 3-6 tháng tuổi. Trong thời gian đó, trẻ bắt đầu quen dần với môi trường ngoài bụng mẹ và cảm thấy an toàn hơn, có khả năng kiểm soát nhiều hơn những chuyển động của cơ thể. Đó là điều may mắn vì mẹ sẽ không tiếp tục phải lo lắng về việc bé thức giấc và quấy khóc gây thiếu ngủ.
Nếu trong giai đoạn phản xạ Moro chưa biến mất mà bé thức giấc quá nhiều lần và quấy khóc đêm, gây mệt mỏi cho cả gia đình thì mẹ có thể sử dụng một trong những cách sau để giảm phản xạ này cho bé:
- Quấn khăn: Các nghiên cứu cho thấy việc quấn khăn có tác dụng ức chế đáng kể phản xạ Moro làm bé thức giấc. Quấn khăn cho bé cảm giác được ôm ấp trong lòng mẹ một cách thoải mái và an toàn. Nhờ đó, bé dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
- Tránh mọi tác động khi bé đã ngủ: Mẹ cần hạn chế tiếng ồn và sự thay đổi ánh sáng đột ngột trong lúc bé ngủ. Việc mẹ nằm gần bé trên một chiếc đệm đàn hồi và tạo ra những cử động xoay người, trở mình ngồi dậy có thể kích thích phản xạ Moro ở bé. Nếu mẹ ngủ chung với bé, hãy hạn chế tối đa sự di chuyển này nhé.
- Chuyển nơi ngủ cho bé: Khi bé đã ngủ và mẹ chuyển bé vào chỗ ngủ khác thì đây là lúc bé dễ bị giật mình nhất. Mẹ hãy chắc chắn rằng việc đổi chỗ ngủ của bé không quá nhanh bằng cách nhẹ nhàng đặt bé nằm xuống, giữ bé 1-2 phút, sau đó, thả tay ra từ từ. Việc bỏ tay đột ngột có thể gây cảm giác đáng sợ, không an toàn cho trẻ sơ sinh.
- Bổ sung Lactium: Ngoài những cách thức giảm tác động đến từ môi trường xung quanh bé thì mẹ có thể bổ sung Lactium cho con. Dưỡng chất này được thủy phân từ sữa và được nghiên cứu an toàn cho trẻ sơ sinh với tác dụng nuôi dưỡng trí não trẻ, giúp thư giãn, giảm căng thẳng. Chính vì thế, mẹ bổ sung Lactium sẽ giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc, cải thiện tình trạng trẻ giật mình tỉnh giấc quấy khóc.
Mẹ cần nhẹ nhàng khi chuyển chỗ ngủ cho bé
Trẻ sơ sinh hay giật mình ở mức độ nào đó là tốt, nhưng nếu bé con của mẹ thường xuyên bị tỉnh giấc bởi phản xạ Moro thì hãy chú ý chăm sóc giấc ngủ cho con mẹ nhé! Bằng những phương pháp đơn giản mà cực kỳ hiệu quả, mẹ có thể chăm con khỏe mạnh một cách dễ dàng!
>>> Đọc thêm: Trẻ ngủ ngày thức đêm và giải pháp các mẹ bỉm sữa mách nhau