Trẻ sơ sinh hay thức đêm khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Bởi theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, việc không được ngủ đủ giấc sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và tính cách của trẻ.
Những hệ lụy của việc trẻ sơ sinh hay thức đêm
Nếu đã là một người làm cha làm mẹ, việc sinh con ra và hàng ngày nhìn thấy sự thay đổi, phát triển của con chính là một niềm hạnh phúc vô bờ bến. Tuy nhiên, một tình trạng xảy ra phổ biến là trẻ ngủ ngày thức đêm, giờ giấc ngủ-ngủ-nghỉ lộn xộn khiến các mẹ bỉm sữa hoang mang lo lắng và vô cùng mệt mỏi. Các mẹ luôn trăn trở là việc con thức đêm như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bé. Mọi việc sẽ được giải quyết nếu mẹ hiểu được nguyên nhân và tìm được phương pháp chăm con hợp lý.
Trẻ thức đêm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và khả năng nhận thức
Một nghiên cứu được Giáo sư David Amanda đến từ Đại học Chicago, Mỹ thực hiện trên 10 nghìn trẻ trong vòng 3 năm đầu đời và theo dõi cho đến khi trẻ 7 tuổi, các bé thường xuyên đi ngủ sau 9h tối và hay thức đêm có khả năng ghi nhớ hình ảnh và nhận thức kém hơn các bé đi ngủ sớm hơn hàng ngày.
Kết quả cụ thể của nghiên cứu như sau:
- Các trẻ từ 3 tuổi trở xuống không đi ngủ theo giờ giấc cố định mỗi ngày và có giấc ngủ đêm bắt đầu muộn sau 9h tối, hay thức dậy ban đêm sẽ có khả năng nhận thức và giao tiếp xã hội kém hơn, nhút nhát hơn các bé khác.
- Cho đến khi trẻ lên 7, giờ ngủ lúc còn nhỏ của các bé trai hầu như không tác động đến bé, thì các bé gái có giờ giấc ngủ không cố định sẽ nhận phải các điểm số thấp hơn ở những bài kiểm tra đánh giá IQ so với các trẻ có giờ giấc ngủ khoa học.
- Các bé giá thường xuyên đi ngủ không đúng giờ sẽ có kết quả học tập kém, đặc biệt là trong các môn đọc, toán học và khả năng nhận thức về không gian kém hơn so với các bé đi ngủ vào giờ giấc cố định.
- Cả bé gái lẫn bé trai luôn đi ngủ không đúng giờ ở lứa tuổi 3, 5 và 7 có điểm số khá thấp trong bài kiểm tra đọc, toán học và nhận thức không gian so với các bé gái đi ngủ vào thời gian cố định. Tác động tương tự cũng xảy ra ở các bé trai.
Kết quả nghiên cứu của Giáo sư David cho thấy, ở khoảng thời gian từ khi trẻ sinh ra cho đến khi 3 tuổi là rất nhạy cảm, có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển về nhận thức, về trí não của trẻ và hậu quả này không xảy đến ngay tại thời điểm đó mà sẽ tích lũy dần theo thời gian. Cụ thể là trẻ ngủ thất thường và ngủ muộn sẽ có khả năng phản ứng với môi trường xung quanh, khả năng nhận thức và sự phát triển trí não kém hơn các trẻ khác.
Trẻ bị giảm sức đề kháng
Theo các nhà khoa học, khi trẻ ngủ, thể lực và các chức năng bên trong cơ thể sẽ được phục hồi một cách tối đa. Nếu trẻ đi ngủ muộn và hay tỉnh giấc giữa đêm, hệ miễn dịch không được phát triển toàn vẹn, sức đề kháng bị giảm sút, trẻ dễ bị nhiễm bệnh, vi khuẩn, virus, và bị ảnh hưởng từ các chất ô nhiễm có trong môi trường. Vì vậy, trẻ sẽ dễ bị ốm và sẽ phải đến viện thường xuyên hơn.
Trẻ sẽ chậm phát triển chiều cao
Việc trẻ hay ngủ muộn và giờ giấc ngủ không cố định sẽ bị giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, đồng thời trẻ sẽ chán ăn, ăn không ngon miệng. Do vậy, việc trẻ bị thiếu canxi là điều dễ hiểu. Việc thiếu canxi sẽ khiến trẻ chậm mọc răng, chậm phát triển chiều cao, hay bị giật mình khi ngủ, bị chậm phát triển chiều cao.
Ảnh hưởng đến sự hoàn thiện tính cách của trẻ
Trẻ thường xuyên thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc, hay thức đêm sẽ dễ bị kích động tinh thần, khó kiểm soát cảm xúc, do vậy trẻ hay cáu kỉnh, hay khóc ăn vạ và cha mẹ sẽ cần rất nhiều thời gian để điều chỉnh lại hành vi lẫn cảm xúc của con.
Mẹ phải làm sao để giúp trẻ sơ sinh hay thức đêm ngủ xuyên đêm?
Mẹ phải làm sao để con ngủ xuyên đêm?
Có thể thấy, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vậy mẹ phải làm thế nào để con có được giấc ngủ ngon, trọn vẹn, một số mẹo nhỏ dưới đây là dành cho mẹ nhé.
- Thiết lập giờ vàng cho con đi ngủ: Hai khoảng thời gian trong ngày mà hormone sinh trưởng ở trẻ được tiết ra nhiều nhất là từ 21 giờ tối đến 1 giờ sáng và 5 -7 giờ sáng. Vì vậy, bạn nên cho trẻ lên giường trước 8h30 phút tối, muộn nhất cũng không quá 9h30 tối và đánh thức trẻ thức dậy sau 7 giờ sáng hôm sau.
- Tạo thói quen ngủ cho bé: Đặt bé vào giường/cũi khi đến giờ, đọc một câu chuyện hay hát ru cho bé là những dấu hiệu để bé nhận biết được đã đến giờ đi ngủ. Việc làm này đúng giờ và thực hiện hàng ngày sẽ có lợi ích to lớn giúp trẻ có những giấc ngủ ngon, chất lượng mỗi ngày.
- Massage cho trẻ: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm Y khoa Boston, việc massage sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu và thư giãn một cách tối đa, từ đó giúp trẻ nhanh chóng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon.
- Tạo không gian ngủ lý tưởng cho bé: Đó là không gian cách ly với âm thanh và ánh sáng, phòng ngủ thông thoáng, sạch sẽ.
- Giữ yên lặng khi cho con ăn hoặc thay tã giữa đêm: Nếu nửa đêm mà con thức dậy đòi ti sữa hoặc mẹ phát hiện thấy bỉm của con bị ướt cần thay, hãy tránh nói chuyện hoặc để bé nhìn mẹ lâu, điều này sẽ khiến bé dần tỉnh giấc và rất khó quay trở lại giấc ngủ.
Trong những năm tháng đầu đời, ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, việc chăm sóc giấc ngủ cho trẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy, mẹ đừng quên những hệ lụy nếu để con thức khuya, thức giấc giữa đêm và hãy áp dụng những mẹo giúp con ngủ ngon mà webmebe cung cấp cho các mẹ nhé.
>>> Xem thêm: Mẹ Việt bất ngờ trước 9 nguyên nhân trẻ sơ sinh thức đêm