Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình, giật mình, khó ngủ là câu hỏi mà nhiều bà mẹ bỉm sữa thắc mắc khi chăm sóc con nhỏ. Mẹ Lan Anh ở Hà Nội cũng đã gửi câu hỏi về cho webmebe về tình trạng này của con, ngay dưới đây sẽ là câu trả lời cho mẹ từ các chuyên gia.
Câu hỏi của mẹ Lan Anh: “Chào bác sĩ, bé nhà em hiện này được 3 tháng tuổi. Con ăn sữa mẹ hoàn toàn, nên em rất chú ý chế độ dinh dưỡng cho mẹ để sữa cho con đủ chất. Tuy nhiên, từ tháng thứ 2 trở đi bé nhà em hay có hiện tượng vặn mình. Mỗi lần con vặn mình mặt mũi rồi cả người đỏ au như con tôm luộc ấy. Đặc biệt là khi con ngủ mà vặn mình là y như rằng sẽ tỉnh giấc ngay và vì con đang bị dở giấc ngủ nên cáu gắt rồi khóc lóc, đôi khi dỗ thế nào cũng không nín. Nhiều đêm con như vậy làm em rất mệt mỏi. Mẹ em thì nói trẻ con 3 tháng đầu cứ vặn mình liên tục thì mới lớn, nhưng em rất lo lắng. Xin bác sĩ cho em lời khuyên về hiện tượng vặn mình của bé có nguyên nhân vì sao và có nguy hiểm không ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ”.
Với câu hỏi của mẹ Lan Anh, các chuyên gia của webmebe xin được trả lời như sau:
Chào mẹ Lan Anh,
Chúng tôi rất đồng cảm với tình trạng mệt mỏi khi chăm con của mẹ. Nói về tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình thì đây là hiện tượng phổ biến của các bé dưới 4 tháng tuổi, sau thời điểm này tần suất vặn mình của con sẽ giảm dần và hết. Chính vì vậy, mẹ không cần phải quá lo lắng. Về 2 vấn đề mẹ thắc mắc, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết nhất cho mẹ dễ nắm bắt.
Thứ nhất, tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Các nguyên nhân khiến bé hay vặn mình bao gồm:
Bé bị đói
Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, do dạ dày của bé còn rất nhỏ, mỗi lần ăn chỉ chứa được một lượng sữa nhất định. Do đó, bé rất nhanh đói và cần được cho ăn liên tục. Khi đói bé sẽ có các biểu hiện vặn mình, rướn người, mút tay, quấy khóc. Vì vậy, nếu thấy con vặn mình thì mẹ hãy kiểm tra lại bữa ăn của con đã lâu chưa nhé.
Bé đi vệ sinh
Khi bé nhà mẹ có nhu cầu đi vệ sinh, bé cũng sẽ có thể có hiện tượng gồng mình, vặn mình, mặt đỏ. Vì vậy, nếu thấy con vặn mình rồi cả người đỏ au lên, mẹ cũng đừng lo lắng quá. Hãy kiểm tra tã, bỉm của con và giúp bé vệ sinh sạch sẽ nhé.
Bé cảm thấy không thoải mái
Chỗ ngủ của bé nhà mẹ không được thoáng đãng, ấm áp hoặc quá ồn ào, quá nhiều ánh sáng cũng khiến bé cảm thấy không thoải mái và sẽ có biểu hiện vặn mình, giật mình mỗi khi ngủ.
Tã/bỉm của con bị ướt
Vì thức ăn chủ yếu của con là sữa công thức hoặc sữa mẹ, cho nên trẻ sơ sinh thường hay đi tiểu nhiều, mỗi khi tã của con bị ướt, bé sẽ báo hiệu cho mẹ bằng cách vặn mình và khóc thét lên.
Bé cảm thấy “bí”
Nhiều mẹ thường dùng biện pháp quấn chăn cho con để bé ngủ không bị giật mình, tuy nhiên, nếu con bị quấn quá chặt sẽ cảm thấy khó chịu và con phản ứng lại bằng cách vặn mình, gồng mình.
Cảm giác bí bách khiến con vặn mình khi ngủ
Nhiệt độ cao hoặc thấp
Thời tiết quá nóng hay quá lạnh cũng làm bé cảm thấy không được thoải mái và có động tác vặn mình hoặc gồng mình lên.
Con bị thiếu canxi
Khi mẹ thấy bị có biểu hiện vặn mình kèm theo các dấu hiệu khác như rụng tóc hình vành khăn, chậm mọc răng, hay quấy khóc, ngủ hay giật mình,… rất có thể con đang bị thiếu canxi. Chính vì vậy, mẹ cần bổ sung canxi cho con qua đường sữa mẹ hoặc sữa công thức, đưa bé đi khám bác sĩ để được bổ sung liều lượng phù hợp và cho con tắm nắng thường xuyên mỗi ngày nhé.
Bé bị tổn thương ở hệ thần kinh
Vặn mình, giật mình, gồng mình ở trẻ sơ sinh đa phần là các biểu hiện sinh lý thông thường, tuy nhiên, đôi khi đây lại là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề ở hệ thần kinh của con như rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh của bé bị tổn thương…
Bé bị chứng vàng da
Một chất mà khi bị sản xuất quá nhiều sẽ khiến cho não bị tổn thương và gây ra co giật ở trẻ đó là billirubin. Chất này cũng khiến da của bé bị vàng hơn bình thường. Chính vì vậy, nếu thấy bé hay vặn vẹo người, co giật kèm theo nước da hơi vàng, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra và khắc phục kịp thời nhé.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Nếu sau khi kiểm tra tất cả các nguyên nhân ở trên và khắc phục mà con vẫn có biểu hiện vặn mình. Mẹ hãy quan sát con nhiều hơn vào lúc ngủ, đặc biệt là giấc ngủ ban đêm, nếu thấy con có biểu hiện ngưng thở như cực kỳ khó chịu, vặn vẹo mình mẩy,…. thì hãy đưa con tới các cơ sở y tế kịp thời nhé.
Ngoài ra, khi bé vặn mình, hay giật mình quấy khóc, mẹ hãy kiểm tra xem có phải con đang bị ngứa hay dị ứng, nổi mẩn không hay bé có bị côn trùng cắn hay không nhé.
Thứ hai, bé vặn mình có nguy hiểm không?
Như vậy, mẹ có thể thấy hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình là rất thường gặp, và đa phần là nguyên nhân do các nhu cầu sinh lý của bé như đói, bé cần đi vệ sinh,… Đôi khi đó cũng là nguyên nhân do môi trường tác động đến bé như nhiệt độ phòng ngủ, tã bỉm bị bẩn, âm thanh, ánh sáng, bé cảm thấy bí bách. Đây đều là những nguyên nhân mà mẹ có thể dễ dàng khắc phục. Do đó, nếu bạn thấy bé yêu vặn mình nhưng vẫn tăng cân, vui chơi bình thường thì không có vấn đề gì đáng ngại cả.
Tuy nhiên, khi con vặn mình nhiều kèm theo các biểu hiện ọc sữa, ra mồ hôi trộm, quấy khóc nhiều thì đó là biểu hiện của chứng thiếu vitamin D, canxi. Một số nguyên nhân khác do bệnh về đường tiêu hóa, bệnh vàng da, các dấu hiệu co giật hay ngưng thở khi ngủ, mẹ cần phải đi gặp bác sĩ ngay bởi đây là vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Hy vọng rằng, với những giải đáp kể trên, mẹ Lan Anh đã có được lời giải cho những thắc mắc của mình. Mẹ đừng quá lo lắng và hãy tìm hiểu nguyên nhân, từ đó có biện pháp phù hợp cho bé nhà mình nhé. Chúc mẹ sức khỏe, bé mau lớn!
>>> Xem thêm: Chữa con ngủ hay giật mình hiệu quả 100%