Trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình là một hiện tượng phổ biến, đa phần là không ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, vặn mình và giật mình cũng dễ làm trẻ đang ngủ bị thức giấc và quấy khóc, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ của trẻ và cả bố mẹ. Dưới đây là những cách chữa dứt điểm tình trạng này ở trẻ sơ sinh dành cho mẹ!
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình
Muốn tìm ra cách điều trị trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình, mẹ cần nắm được nguyên nhân gây ra tình trạng này một cách chính xác. Dưới đây là những nguyên nhân thường thấy khiến trẻ sơ sinh hay bị giật mình, vặn mình dựa trên ý kiến của chuyên gia và các bà mẹ có con nhỏ.
Trẻ vặn mình sinh lý
Khi mới được sinh ra, cơ thể của trẻ vẫn chưa thể thích ứng được với các tác động (dù là rất nhỏ) từ môi trường xung quanh. Bởi trẻ đã quá quen thuộc với sự yên tĩnh và bảo bọc trong lớp tử cung an toàn của mẹ suốt 9 tháng 10 ngày. Do đó, khi đã chào đời, cách mà trẻ phản ứng lại với những tác động từ môi trường bên ngoài đó là giật mình, vặn mình khi ngủ – một phản xạ tự nhiên của cơ thể.
Trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn quá non nớt và dạ dày cũng vậy. Nó nhỏ và còn nằm cao hơn người lớn. Vì thế nếu trước khi ngủ trẻ ăn quá no thì sẽ dẫn đến tình trạng trào ngược được gọi là “trớ sữa” – như các mẹ hay gọi. Hiện tượng này là phổ biến và không có gì nguy hiểm.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh vặn mình và giật mình có thể là do trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản
Trẻ bị vàng da
Khi bị vàng da hoặc mắc bệnh liên quan đến gan, cơ thể trẻ sẽ sản sinh ra bilirubin quá nhiều, khiến cho não bộ bị tổn thương và tạo ra chứng co giật.
Trẻ bị thiếu canxi
Nếu bị thiếu vitamin D và canxi, trẻ sơ sinh sẽ hay giật mình, quấy khóc vào ban đêm, đi kèm với các biểu hiện như: ra mồ hôi trộm và rụng tóc vành khăn.
Trẻ mắc chứng ngưng thở tắc nghẹn
Trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình, khi tỉnh giấc còn có các dấu hiệu bất thường như ngưng thở tắc nghẽn. Nó xảy ra thường xuyên lúc trẻ ngủ say hoặc cũng có thể khi trẻ đang trong cơn buồn ngủ. Với trẻ mắc chứng bệnh này, mẹ hãy đưa con đi khám bác sĩ, có thể sẽ phải điều trị bằng thuốc hoặc nghiêm trọng hơn là phẫu thuật.
Hệ thần kinh của trẻ bị tổn thương
Trẻ sơ sinh bị rối loạn thần kinh bẩm sinh hoặc gặp các vấn đề liên quan đến dây thần kinh trung ương cũng sẽ dẫn đến tình trạng hay vặn mình và giật mình.
Cách chữa trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình
Đa số trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình là những dấu hiệu sinh lý bình thường, nên mẹ không cần quá lo lắng, nhất là khi bé vẫn tăng trường đều và không có biểu hiện gì lạ. Thế nên mẹ có thể áp dụng những cách hữu hiệu sau đây để trị dứt điểm tình trạng này của trẻ.
Bú sữa mẹ đầy đủ
Sữa mẹ vốn được coi là một “siêu thực phẩm” vừa an toàn, tiện lợi lại cực kỳ bổ dưỡng để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chẳng vậy mà các chuyên gia vẫn khuyên mẹ nên nuôi con trong vòng 6 tháng đầu hoàn toàn bằng sữa mẹ, để trẻ có một hệ miễn dịch tốt nhất và đảm bảo về tốc độ tăng trưởng trong những tháng đầu đời.
Bú sữa mẹ đầy đủ là cách chữa vặn mình, giật mình ở trẻ hiệu quả và an toàn
Do đó mẹ cần bổ sung một thực đơn dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết, đó là: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Điều này sẽ giúp con luôn khỏe mạnh và không bị mắc các bệnh do thiếu chất, hạn chế tối đa tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình do thiếu vitamin D và canxi.
Đảm bảo về điều kiện ngủ
Một phòng ngủ lý tưởng cho trẻ sơ sinh là phải đảm bảo về các yếu tố: không khí trong lành, độ ẩm vừa phải, ánh sáng vừa đủ, nhiệt độ không quá lạnh hoặc quá nóng. Rất nhiều trẻ sơ sinh hay vặn mình, giật mình cũng bởi phòng ngủ không đáp ứng đủ yêu cầu về các yếu tố này.
Thường xuyên tắm nắng
Trẻ sau sinh tầm 7-10 ngày mẹ hãy cho ra tắm nắng thường xuyên để cơ thể hấp thu nhiều vitamin D, rất có lợi cho việc chuyển hóa canxi, hạn chế bệnh còi xương suy dinh dưỡng và vặn mình quấy khóc khi ngủ. Thời điểm tắm nắng thích hợp là trước 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều, vào mùa đông mẹ có thể cho trẻ tắm từ sau 3 giờ chiều. Ngoài ra, tắm nắng cũng rất tốt trong việc chữa vàng da cho trẻ sơ sinh.
Hãy đặt trẻ xuống giường khi trẻ bắt đầu ngủ
Nhiều bà mẹ có thói quen ru con ngủ rồi ôm con ngủ luôn trên tay, như vậy là một sai lầm! Khi đã quen được ẵm trên tay mẹ và bị đặt xuống giường sẽ khiến bé giật mình và quấy khóc, mẹ lại phải vất vả dỗ bé ngủ ngon trở lại. Do đó, khi thấy con bắt đầu thiu thiu ngủ, hãy đặt xuống giường ngay, rồi vỗ nhẹ và hát ru cho đến khi be ngủ thiếp đi.
Trên đây là những thông tin hữu ích mà Webmebe dành cho mẹ trong cách chữa trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình. Hy vọng mẹ sẽ có thêm kiến thức khoa học trong việc chăm sóc giấc ngủ cho bé yêu!