Trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình khiến giấc ngủ của trẻ không sâu, quấy khóc luôn khiến các mẹ mệt mỏi, lo lắng. Vậy tại sao trẻ hay vặn mình và giật mình. Lý do gì khiến bé không có được giấc ngủ trọn vẹn. Mẹ có thể làm gì để giảm thiểu tình trạng này giúp con ngủ ngon và sâu giấc? Cùng webmebe tìm hiểu những phương pháp mẹ có thể làm để giải quyết vấn đề này.
Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình
Hiện tượng vặn mình và giật mình xuất hiện ở hầu hết trẻ sơ sinh không ít thì nhiều do lúc này trẻ chưa hoàn toàn làm quen với cuộc sống môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, hiện tượng này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của trẻ. Mẹ cần xem xét nguyên nhân tại sao diễn ra tình trạng này để có hướng khắc phục đúng và hiệu quả nhất.
Mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân bé hay giật mình và vặn mình
Biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ:
- Tác động của môi trường bên ngoài: tiếng ồn lớn, thay đổi ánh sáng đột ngột, nơi ngủ không thoải mái, không khí bí bách ô nhiễm.
- Do trẻ đói: dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, nên trẻ không bú được nhiều, cần bú nhiều lần trong ngày, do đó mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn. Khi đói, bé bắt đầu vặn mình, cựa quậy, uốn người, nếu không được bổ sung sữa kịp thời bé sẽ giật mình, rên rỉ và quấy khóc.
- Phản ứng rặn tiểu hay đại tiện: khi đi tiểu hay đại tiện, bé cũng có thể có phản ứng giật mình, gồng mình, đỏ mặt.
- Các nguyên nhân khác: tã trẻ bị ướt, bé không thể cử động do mẹ quấn khăn bé chật chội quá khiến bé khó chịu
- Tư thế ngủ không phù hợp, chăn đệm không thoải mái
- Tâm lý bất an: khi tinh thần bé bị căng thẳng, cảm giác không an toàn, lo lắng hay hồi hộp sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, bé sẽ hay giật mình
Trẻ vặn mình và giật mình do phản ứng bệnh lý.
- Thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết đặc biệt là canxi trong máu khiến bé hay giật mình, rướn mình khi ngủ
- Bé gặp phải các bệnh lý các như trào ngược dạ dày, tổn thương hệ thần kinh trung ương, da bé bị tổn thương do ngứa, côn trùng chui vào tai,… cũng là các nguyên nhân khiến trẻ hay giật mình, vặn mình
Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình?
Phần lớn các biểu hiện vặn mình và giật mình ở trẻ sơ sinh sẽ tự hết, tuy nhiên nếu hay lặp đi lặp lại với xu hướng ngày càng tăng lên, mẹ cần quan tâm và tìm cách khắc phục tình trạng này. Trước tiên, điều quan trọng là mẹ cần kiểm tra nguyên nhân dẫn đến tình trạng vặn mình và giật mình ở trẻ.
Một vài bước đơn giản giúp cải thiện tình trạng bé hay vặn mình và giật mình khi ngủ:
- Giải quyết các tác nhân bên ngoài: tạo cho bé môi trường ngủ lý tưởng (không gian thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh); kiểm tra tã lót, chăn màn, làn da tư thế ngủ để tạo điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ của bé;
- Cho bé bú no trước khi ngủ và ngay cả trong giấc ngủ với thời gian từ 2-3 tiếng cho bé bú một lần để luôn đảm bảo trẻ không bị đói;
- Chơi đùa và tâm sự cùng bé trước khi ngủ giúp bé có tinh thần thoải mái, an tâm và cũng gắn kết tình mẫu tử chặt chẽ hơn;
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là canxi và các loại vitamin, không chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm thiểu tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình mà còn có tác dụng tăng sức đề kháng, phát triển thể lực và trí tuệ cho bé;
- Tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng từ 8 – 9 giờ trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút để tăng cường vitamin D, giúp chuyển hóa canxi trong cơ thể người.
Trên đây là những chia sẻ của webmebe về vấn đề trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp được các mẹ bớt lo lắng khi con gặp tình trạng như thế. Theo dõi các bài viết của webmebe để có những kinh nghiệm kiến thức trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Cũng đừng ngại ngần gửi những tâm sự và thắc mắc của mẹ cho chúng tôi nhé.