Trẻ sơ sinh khó ngủ ban ngày không chỉ khiến mẹ mệt mỏi mà còn gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của con. Khi giấc ngủ không được đảm bảo và đáp ứng đủ theo giai đoạn, số tuổi sẽ khiến bé chậm lớn, giảm khả năng phát triển chiều cao và trí tuệ. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban ngày? Mẹ hãy tham khảo ngay thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu lý do vì sao trẻ sơ sinh khó ngủ ban ngày
Chu kỳ giấc ngủ của mỗi đứa trẻ là khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của bé. Theo một số nghiên cứu, trẻ sơ sinh từ 0 đến 4 tháng tuổi thường có số giờ ngủ ban ngày từ 7 đến 9 tiếng. Trong giai đoạn này, bé chủ yếu dành toàn bộ thời gian cho việc ngủ và chỉ thức dậy khi đói hoặc cảm thấy khó chịu vì vấn đề vệ sinh. Trẻ từ 4 đến 12 tháng tuổi, số giờ ngủ ban ngày sẽ giảm đi còn 4 đến 5 tiếng, lúc này bé đã có thể ngủ một giấc dài vào ban đêm tốt hơn và tạo lập được thói quen ngủ khoa học.
Nếu trẻ sơ sinh khó ngủ ban ngày, mẹ có thể lưu ý đến một vài yếu tố sau đây:
- Môi trường xung quanh nhiều tiếng ồn, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ
- Phòng ngủ không sạch sẽ, nhiều ánh sáng, không gian thiếu khí, chật chội
- Nhiệt độ phòng để không phù hợp, khiến trẻ quá nóng hoặc quá lạnh
- Vấn đề vệ sinh của bé chưa được đảm bảo như tã/bỉm bẩn hoặc ướt, da của trẻ khó chịu,…
- Mẹ lựa chọn quần áo không phù hợp, quá chật, không thoải mái khiến bé khó chịu, trằn trọc không vào giấc
Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh khó ngủ ban ngày cũng có thể do bé đang gặp một số vấn đề về bệnh lý như bệnh đường hô hấp, ốm sốt,…khiến con mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc và khó ngủ hơn. Mẹ cần theo dõi các biểu hiện của trẻ, nên đưa trẻ đi khám sức khỏe để kịp thời nắm bắt được tình trạng sức khỏe của con.
Trẻ sơ sinh khó ngủ ban ngày là tình trạng rất nhiều mẹ gặp phải
Giải pháp giúp con có giấc ngủ ban ngày trọn vẹn, sâu giấc nhất
Các giấc ngủ ngắn ban ngày thường sẽ không khó khăn hơn đối với một giấc ngủ dài ban đêm. Vì vậy, nếu trẻ khó ngủ ban ngày không kèm các dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh lý, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây để giúp con có giấc ngủ ngày trọn vẹn, đạt chất lượng tốt nhất:
- Theo các chuyên gia về giấc ngủ, mẹ nên tạo lập thói quen ngủ cho các bé từ 3 tháng trở lên, đối với các giấc ngủ ngắn mẹ nên phân chia thời gian ngủ hợp lý, đảm bảo đủ số giờ theo độ tuổi. Bên cạnh đó, thời gian giãn cách giữa các giấc ngủ ngắn cần đảm bảo để con có điều kiện tiếp xúc với môi trường xung quanh và thực hiện các hoạt động vui chơi để tăng cường sức đề kháng và ngủ tốt hơn vào giấc ngủ tiếp theo.
- Không gian ngủ của con cần đảm bảo được các yếu tố như: Thoáng mát, yên tĩnh, không bị tác động bởi tiếng ồn lớn, có rèm che chắn để hạn chế ánh sáng từ bên ngoài, thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.
- Hãy cho con lựa chọn những món đồ yêu thích để bé cảm thấy an toàn trước khi bước vào giấc ngủ, đó có thể là một món đồ chơi bé thích hoặc một cái núm ti giả.
- Nếu thấy con trằn trọc, khó vào giấc mẹ có thể hát ru hoặc sử dụng những âm thanh dịu nhẹ như nhạc không lời hoặc bản nhạc quen thuộc bé thường nghe để con cảm thấy thư giãn, thoải mái nhất.
- Lựa chọn những bộ quần áo thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi để mặc cho con, kiểm tra tã/bỉm trước khi bé vào giấc để đảm bảo con được khô thoáng, sạch sẽ, không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Mặc dù là các giấc ngủ ngắn ban ngày nhưng mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý bởi nếu trẻ sơ sinh khó ngủ ban ngày kéo dài thường xuyên, liên tục sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Bên cạnh đó, những bé thiếu ngủ so với độ tuổi thường gặp một số vấn đề như còi xương, chậm lớn, các hormone tăng trưởng không được giải phóng hoàn toàn, về lâu dài con có thể bị ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lý,…
Hi vọng với những thông tin trên, mẹ sẽ có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc các giấc ngủ của con, để đảm bảo con có giấc ngủ đúng, đủ và đạt chất lượng tốt nhất.
>>> Xem thêm: Mách mẹ cách làm giúp bé không khóc đêm siêu hiệu quả