Chẳng có gì lạ nếu thấy trẻ nhỏ có vẻ rất yêu thích vòng tay mẹ và chỉ muốn ngủ trong vòng tay ấy. Nhưng chờ đợi mẹ là vô vàn những việc không tên, ước muốn của bé khó để mẹ có thể đáp ứng. Nếu trẻ sơ sinh khó ngủ và dường như không thể rời tay mẹ để ngủ trong cũi thì sao? Mẹ sẽ tiếc nuối nếu bỏ qua những hướng dẫn trong bài viết này để có thể chuyển bé sang cũi ngủ ngon lành!
Cha mẹ có thể vì lý do nào đó mà dành rất nhiều thời gian để lựa chọn cho bé một chiếc cũi phù hợp. Và có lẽ là cha mẹ không thể giấu được niềm vui khi nghĩ đến hình ảnh thành viên mới ngủ ngoan mỗi đêm trên chiếc cũi ấy. Nhưng khả năng lớn là mẹ sẽ gặp phải khó khăn vì chẳng thể chuyển bé sang cũi để ngủ. Nhưng mẹ đừng lo, cũi là nơi an toàn để bé sơ sinh nạp năng lượng, và đây là thời điểm để dạy bé ngủ ở đó. Sau khi bé chạm mốc 6 tháng tuổi thì giấc ngủ trưa và thói quen ban đêm của bé sẽ trở nên khó thay đổi hơn.
Trẻ sơ sinh khó ngủ khi chuyển sang nôi vì một số thói quen không tốt
- Bé ngủ trong vòng tay mẹ
Theo Tiến sĩ Polly Moore – Giám đốc nghiên cứu giấc ngủ tại California: “Trẻ nhỏ hiểu thế giới theo một cách rất nhạy cảm, đó là lý do tại sao trẻ thấy sự ấm áp và mềm mại của cánh tay mẹ thật dễ chịu. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy một đứa bé có thể biết mình đang được cha mẹ hay người khác bế. Trẻ biết cảm giác được mẹ bé thế nào và mẹ có mùi gì”.
Bé quen ngủ trên tay mẹ sẽ không chịu ngủ khi được chuyển vào cũi
Nếu mẹ thường xuyên bế bé ngủ trên tay sẽ trực tiếp hình thành thói quen xấu khiến trẻ sơ sinh khó ngủ. Bế bé ngủ là cách duy nhất mẹ có thể làm để bé có thể ngủ ngon mà không thể đặt bé ngủ trong cũi với cơn khóc dai dẳng sau khi bị thức giấc.
Giải pháp cho mẹ: Hãy tạo cảm giác bé nằm trong cũi như được nằm trong vòng tay mẹ. Tiến sĩ Moore nói. “Một lý do khiến trẻ không thoải mái khi mẹ cố gắng chuyển bé sang cũi là sự thay đổi mạnh mẽ về nhiệt độ. Cảm giác ấm áp từ cơ thể mẹ biến mất nếu nằm vào chiếc cũi tương đối lạnh”. Tuy nhiên, cũng không nên đặt nhiều chăn, gối vào cũi với bé vì chúng làm tăng đáng kể nguy cơ vướng víu khó chịu cho bé. Nếu bé con dưới 3 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé ăn, quấn bé và thả bé vào cũi ngay trước khi bé ngủ say trên tay mẹ. Nếu bé con chưa thể ngủ, mẹ có thể đứng cạnh cũi trong vài phút để xoa bụng làm dịu bé.
- Em bé ngủ khi được địu
Ngoài cảm giác yêu thích vòng tay mẹ, bé sơ sinh cũng rất thích được địu. Chính là vì sự tiếp xúc gần gũi với cơ thể mẹ, thêm vào đó là sự ấm áp và mùi của cơ thể mẹ và chuyển động từ việc đi bộ. Nếu bé bị trào ngược thì tư thế thẳng đứng có thể giúp bé dễ chịu, vui vẻ hơn, bớt quấy khóc hơn. Bé được địu nhờ vậy sẽ rất dễ để bắt đầu một giấc ngủ. Có thể mẹ sẽ hạnh phúc khi cuối cùng bé cũng ngủ. Nhưng sau đó, mẹ có thể khó đưa bé vào một chỗ ngủ cố định, bởi bé đã quen ngủ với sự chuyển động của mẹ.
Trẻ nhỏ rất thích được địu để được gần mẹ
Giải pháp cho mẹ: Cách tốt nhất với mẹ lúc này là bắt đầu với giờ đi ngủ của bé. Đặt bé xuống cũi khi bé đang buồn ngủ, nhưng chưa ngủ. Sau đó, mẹ hãy kiểm tra bé thường xuyên mỗi 5-10 phút, vỗ về bé và để bé có thời gian tự xoa dịu chính mình. Mục tiêu là để bé học cách ngủ độc lập.
- Bé sẽ chỉ ngủ khi nằm võng hoặc trên xe đẩy
Bé nằm võng hay ngủ trên xe đẩy đều liên quan đến chuyển động và trạng thái được làm dịu. Và chuyển động này cũng tương tự như khi bé còn trong bụng của mẹ. Một khi tạo nên thói quen thì trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ không yên giấc trong cũi nếu thiếu những chuyển động này. Đó là lý do khiến mẹ dù tìm mọi cách để chuyển bé vào nằm ngủ ở cũi cũng đều không thành công.
Giải pháp cho mẹ: Mẹ hãy bắt đầu bằng cách loại bỏ chuyển động khi bé ngủ. Mẹ có thể đặt bé vào xe đẩy nhưng đừng đi dạo. Đưa bé vào nằm võng nhưng đừng đu đưa bé. Khi bé đã quen với điều đó, hãy đặt bé vào cũi khi bé dụi mắt, buồn ngủ. Mỗi bước có thể sẽ mất ba đến bốn ngày, vì vậy đó là một quá trình.Mẹ chỉ cần kiên định và thực hiện khi mẹ đã sẵn sàng. Trong quá trình này, mẹ cố gắng không phá vỡ thói quen, hay thay đổi những thói quen tốt sắp được hình thành. Nếu không, mẹ sẽ bỏ lỡ một kết quả tốt đẹp kéo dài cho đến khi bé trưởng thành.
4 bước để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ
Một thói quen ngủ khoa học là rất quan trọng. Mẹ cần thiết lập những thói quen ngủ tốt ngay từ khi thành viên mới xuất hiện. Như vậy, bé sẽ có khả năng ngủ ngon hơn sau này.
Việc thiết lập thói quen ngủ khoa học sẽ giúp bé dễ ngủ và ngủ ngon hơn
- Tạo không gian thoải mái:Trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Mẹ nên giữ cho phòng ngủ của bé sạch sẽ, thoáng đãng với nhiệt độ thích hợp, ánh sáng dịu nhẹ, yên tĩnh.
- Tập thói quen: Chọn một vài hoạt động, như tắm hoặc đọc sách, massage để làm mỗi tối. Nếu cho bé ăn là một phần của thói quen, mẹ hãy thực hiện trước để bé không dựa vào đó để ngủ. Đặt bé vào cũi khi thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ nhưng vẫn còn đang thức.
- Thử tiếng ồn trắng: Một số tiếng ồn vào ban ngày như tiếng máy giặt, tiếng quạt,… sẽ giúp bé ngủ ngon giấc hơn, mẹ không cần thiết loại bỏ hoàn toàn những tiếng ồn này để bé có thể phân biệt được ngày-đêm.
- Bổ sung Lactium: Lactium là dưỡng chất từ sữa giúp nuôi dưỡng trí não và thư giãn tinh thần. Được nghiên cứu an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ có thể sử dụng cho có được giấc ngủ ngon tự nhiên nhất.