Trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình là trường hợp không hiếm gặp, tuy nhiên vấn đề này khiến rất nhiều mẹ lo lắng bởi nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con. Vậy làm cách nào để khắc phục được tình trạng này hiệu quả nhất? Hãy cùng tham khảo một số chia sẻ của các mẹ đã từng chăm sóc bé ngủ ít hay vặn mình dưới đây.
Xem thêm:
Mẹ Thùy Linh (Hải Dương) chia sẻ: Bé nhà mình lúc 4 tháng tuổi có dấu hiệu hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ ít vào ban đêm, có hôm con cứ trằn trọc, vặn mình liên tục, phải đến 1 – 2 giờ sáng mới chập chờn vào giấc. Tình trạng này kéo dài khoảng gần 2 tuần khiến cả gia đình mệt mỏi vì phải luân phiên nhau thức đêm trông bé, mình đã thử dùng rất nhiều mẹo nhưng không hiệu quả, cuối cùng phải tìm đến lời khuyên, sự tư vấn của chuyên gia để cải thiện tình hình cho con.
Cùng chung nỗi niềm như vậy, mẹ Hà Phương (Quảng Ninh) cũng chia sẻ: Bé nhà em tháng đầu sau khi sinh thì ngủ rất ngoan, bú tốt, khỏe mạnh nhưng từ tháng thứ 2 trở đi quấy khóc nhiều hơn, lúc ngủ rất hay vặn mình, thỉnh thoảng còn giật mình khi đang ngủ. Em cũng từng nghe nhiều người dùng mấy mẹo dân gian nhưng không hiệu quả, thậm chí bé còn quấy khóc dữ dội hơn, ngủ ít hơn. Sau đó, em có đưa bé đi khám sức khỏe và áp dụng một số biện pháp được bác sĩ Nhi khoa hướng dẫn, kiên trì một thời gian em thấy con khỏe mạnh hơn, ngủ ngon và sâu giấc hơn rất nhiều.
Vậy, bí quyết chữa trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình mà các mẹ được chuyên gia tư vấn và áp dụng thành công cho bé là gì? Mẹ hãy tham khảo ngay dưới đây nhé.
Kinh nghiệm chữa trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình hiệu quả
Hầu hết, trẻ sơ sinh dành toàn bộ thời gian trong năm đầu tiên cho việc ăn và ngủ, bé sẽ ngủ khoảng 14 đến 17 giờ mỗi ngày, được chia làm các giấc ngủ ngắn vào ban ngày và giấc ngủ dài ban đêm. Trẻ chỉ thức dậy khi cần đáp ứng nhu cầu về ăn uống hoặc vệ sinh, vì vậy trường hợp trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do sinh lý hoặc bệnh lý, mẹ cần theo dõi để có giải pháp khắc phục kịp thời cho bé.
Theo mẹ Thùy Linh và Hà Phương, sau khi đưa bé đi khám và nghe lời khuyên từ các bác sĩ, chuyên gia Nhi khoa, cách giải quyết hiệu quả nhất khi thấy con ngủ ít hay vặn mình đó chính là:
Đảm bảo con đã được bú đủ no trước mỗi giấc ngủ: Do dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, mỗi lần chỉ hấp thu được 90ml sữa, bên cạnh đó sữa mẹ lại tiêu hóa nhanh nên trẻ dễ đói, tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bé, mẹ cần cho bé bú đủ từ 8 – 12 lần mỗi ngày. Việc không được “nạp đủ năng lượng” sẽ khiến trẻ quấy khóc, khó chịu và ngủ không sâu giấc.
Thay đổi cách chăm sóc bé phù hợp nhất: Thông thường, với những trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi bé hay quấy khóc về đêm, vặn mình, giật mình khi ngủ là do chưa quen với điều kiện, môi trường sống bên ngoài. Nếu con không có dấu hiệu bất thường nào đi kèm như ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, bụng đau quặn, ốm sốt,…thì mẹ không cần quá lo lắng. Lúc này, mẹ chỉ cần điều chỉnh lại cách chăm sóc các nhu cầu cơ bản của bé. Chẳng hạn:
- Phòng ngủ nên được thoáng mát, sạch sẽ, không bị tác động bởi tiếng ồn, nhiệt độ phòng phù hợp
- Kiểm tra vấn đề vệ sinh cơ thể, tã/bỉm của trẻ thường xuyên để đảm bảo con luôn được khô thoáng, sạch sẽ
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi để mặc cho bé
- Mẹ có thể học cách quấn cho bé để tạo cảm giác an toàn cho con
- Giúp con thư giãn bằng cách massage cơ thể, chân tay trước khi đi ngủ
Bổ sung các vi chất cần thiết theo chỉ định của bác sĩ Nhi khoa: Mẹ nên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ để nắm rõ được tình trạng của con trong từng giai đoạn. Đối với trẻ sơ sinh các vi chất rất quan trọng đối với sự phát triển của bé như canxi, vitamin D, magie, kẽm,…ngoài việc nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, mẹ nên bổ sung thêm các vi chất theo sự chỉ định của chuyên gia, tuyệt đối không nên tự ý bổ sung cho bé sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mẹ cần nắm rõ
Trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình có nguy hiểm không?
Thông thường, tình trạng vặn mình, ngủ ít ở trẻ sơ sinh là biểu hiện sinh lý bình thường, nếu con vẫn bú tốt, khỏe mạnh, lên cân đều và không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào đi kèm thì mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, với những trường hợp trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình, quấy khóc, mặt đỏ gay gắt, cơ thể mệt mỏi, ốm sốt, biếng bú, lười vận động và chậm tăng cân thì mẹ cần lưu ý đưa bé ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời bởi rất có thể bé đang gặp vấn đề về bệnh lý:
- Bé bị trào ngược, rối loạn tiêu hóa, có các triệu chứng như nôn trớ, khó chịu, quấy khóc nhiều, mệt mỏi
- Trẻ bị hạ canxi, dễ kích thích bởi tiếng động, thở khò khè, mệt mỏi, chậm tăng cân, có dấu hiệu còi xương, suy dinh dưỡng. Vấn đề này thường gặp nhiều ở những bé sinh non, không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
Trên đây là một số kinh nghiệm của các mẹ chăm trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình hiệu quả, trong trường hợp nếu con gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế hoặc tham khảo lời khuyên của chuyên gia Nhi khoa.