Có phải trẻ sơ sinh quấy khóc không ngủ đã làm mẹ trở nên lo lắng? Nhưng mẹ có nhận ra được nhiều khả năng là sự lo lắng của mẹ bắt nguồn từ những điều lầm tưởng? Hãy khám phá sự thật đằng sau một bé sơ sinh hay quấy khóc khi ngủ – một tình trạng phổ biến.
Lầm tưởng đầu tiên: Thức khuya là một cách khắc phục trẻ sơ sinh quấy khóc không ngủ
Nếu như đã tìm rất nhiều cách để giúp bé bớt quấy khóc và dễ dàng cho một giấc ngủ nhưng không hề có kết quả như mong đợi, có thể cha mẹ sẽ có suy nghĩ trẻ sơ sinh quấy khóc không ngủ khi càng thức khuya thì sẽ buồn ngủ và ngủ lâu hơn. Đây là một sự lầm tưởng phổ biến. Thật ra, bé càng ngủ muộn sẽ càng mệt mỏi và khó ngủ, quấy khóc khủng khiếp hơn. Ngược lại, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngủ ngon, ngủ lâu và khóc ít hơn nếu được đi ngủ sớm vào buổi tối.
Bé cần được ngủ khi có dấu hiệu mệt mỏi
Hãy nắm bắt những tín hiệu về giấc ngủ của bé. Những dấu hiệu đầu tiên của sự mệt mỏi và cho thấy bé cần đi ngủ là lim dim mắt, dụi mắt, ngáp, chậm chạp hơn bình thường. Mẹ nên đặt bé vào cũi ngay lúc này để bé tự ngủ. Nếu để bé chịu đựng cơn buồn ngủ quá lâu và đã quá mệt, bé sẽ cáu gắt và quấy khóc khó ngủ.
Lầm tưởng thứ 2: Thời điểm ban đêm không phải là lúc trẻ sơ sinh quấy khóc không ngủ
Rất nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng bé sơ sinh nên có giấc ngủ dài thẳng qua đêm. Đó cũng là điều mà mẹ bỉm sữa nào cũng mơ ước. Hầu hết trẻ khoảng 4 tháng tuổi có cân nặng từ 7 kg sẽ có khả năng ngủ liền 8 tiếng mỗi đêm mà không cần cho ăn. Nhưng với những bé nhỏ hơn độ tuổi này thì vẫn thường phải thức dậy vào giữa đêm để ăn. Vì thế, nếu mẹ để bé bị đói quá lâu sau khi tỉnh giấc giữa đêm thì khả năng cao là bé sẽ hờn dỗi và quấy khóc khó ngủ lại.
Thông thường, trẻ sơ sinh và kể cả người lớn thức dậy một hoặc nhiều lần trong đêm. Khi trưởng thành, chúng ta thường chỉ lăn qua lăn lại và ngủ tiếp. Trẻ nhỏ có thể thức giấc 2-4 lần một đêm. Nhưng trong khi một số bé khóc một chút và sau đó tự xoa dịu bản thân và trở lại giấc ngủ thì những bé khác lại không thể. Những bé này chưa thể học cách tự ngủ và sẽ cất tiếng khóc để gọi cha mẹ.
Để giúp bé học cách tự ngủ, mẹ cần tạo một thói quen trước khi đi ngủ cho bé. Đó có thể là những bài hát ru nhẹ nhàng, đọc sách,… Sau đó, hãy đặt bé đã buồn ngủ xuống cũi cùng một con thú bông khi bé vẫn còn thức. Điều này sẽ tạo cơ hội để bé quen với cảm giác ngủ một mình.
>>> Xem thêm: Mọc răng làm trẻ bỏ bú quấy khóc và biện pháp mẹ cần biết
Lầm tưởng thứ 3: Bé sơ sinh thường chỉ ngủ chứ ít khi quấy khóc không ngủ
Bé sơ sinh có thể ngủ 16-18 tiếng mỗi ngày. Do đó, cha mẹ thường thấy dường như bé chỉ ngủ và ngủ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh chưa thể giao tiếp bằng lời nói nên nếu bé muốn bày tỏ ý kiến của mình thì khóc là một phản ứng dễ hiểu. Mẹ cần đảm bảo môi trường ngủ tốt nhất để giấc ngủ của bé không bị gián đoạn. Những bé phải chịu đựng sự không thoải mái lâu dài sẽ dễ hình thành tính cách khó chịu. Còn một số trường hợp bé đã quen được ngủ trên tay mẹ thường khóc khi phải ngủ không có mẹ bế hoặc khi bị chuyển sang một chỗ ngủ khác. Thói quen không tốt sẽ khiến trẻ sơ sinh quấy khóc không ngủ, cáu gắt khó chịu và thậm chí là rối loạn giấc ngủ.
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng để trẻ nhỏ khóc khi đi ngủ sẽ không có tác dụng gây hại lâu dài. Và tin tốt là việc khóc khi đi ngủ có lẽ sẽ chỉ diễn ra trong vài ngày trước khi bé thích nghi và bắt đầu học cách tự mình đi vào giấc ngủ. Nhưng nhiều khi bé khóc dữ dội đến mức không thể dỗ nổi và cũng không tự ngủ sau khi được đặt xuống nôi. Khi đó, cha mẹ nên bắt tay vào việc dạy bé cách ngủ độc lập. Những thói quen tốt cho giấc ngủ sẽ giúp bé ít quấy khóc hơn, ngủ ngon hơn và phát triển theo hướng tích cực hơn.
Giấc ngủ lầm tưởng 4: Thức ăn đặc là cứu cánh của trẻ sơ sinh quấy khóc không ngủ vì đói
Nhiều mẹ bỉm sữa đã nghe nói rằng bắt đầu cho bé ăn dặm sớm trước 4 – 6 tháng tuổi hoặc thêm ngũ cốc vào bình sữa của con họ sẽ giúp con không bị đói và thức giấc khóc giữa đêm. Trên thực tế, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ không khuyến khích cho trẻ ăn thức ăn đặc trước bốn tháng tuổi. Đó là do hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa trưởng thành và thiếu kỹ năng vận động miệng. Thậm chí, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc cho bé ăn dặm sớm một số loại thực phẩm có thể gây ra dị ứng.
Trẻ nhỏ hơn 4 tháng thức dậy trong đêm là điều bình thường, hãy đảm bảo bé được bú sữa đủ no để duy trì giấc ngủ ngon mà không phải thức dậy nhiều lần. Bắt đầu từ khoảng 4 tháng, mẹ có thể bắt đầu giúp bé học cách ngủ độc lập. Khi bé học được cách tự xoa dịu, bé sẽ có thể tự mình quay lại giấc ngủ khi tỉnh giấc giữa đêm mà không cần mẹ dỗ dành.
Khi cha mẹ tránh được những điều tưởng chừng là hiển nhiên đúng nhưng thực tế thì lại không, trẻ sơ sinh quấy khóc không ngủ sẽ được hỗ trợ và cải thiện đúng cách để có giấc ngủ ngon cha mẹ hằng mong ước.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh hay vặn mình có nguy hiểm không?