Chăm con nhỏ bình thường đã khó, với trẻ suy dinh dưỡng còn khó hơn nhiều. Bé hay bị ốm, không chịu ăn, chậm lớn,…luôn làm mẹ thấy khó khăn và áp lực. Vậy giải pháp nào dành cho mẹ để giúp con khỏe mạnh, chóng lớn?
Xem thêm:
Nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng
Không chỉ ảnh hưởng đến hiện tại, trẻ suy dinh dưỡng lâu dài sẽ tác động đến sức khỏe, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tại Việt Nam có 15% số trẻ suy dinh dưỡng dạng nhẹ cân, và 25,9% số trẻ suy dinh dưỡng dạng thấp còi. Tỉ lệ này là rất cao, khiến không chỉ bố mẹ lo lắng mà ảnh hưởng đến tình hình phát triển của đất nước khi những đứa trẻ này chính là tương lai của xã hội. Những nguyên nahan chính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ bao gồm:
Sinh non là một trong những nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng
- Trẻ sinh non, không được bú sữa mẹ đầy đủ trong giai đoạn đầu: Trẻ sinh không đủ tháng cơ thể yếu ớt, khó thích nghi với cuộc sống bên ngoài nên thường xuyên bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, khi mang thai, nếu người mẹ không được chăm sóc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng sẽ khiến thai nhi bị yếu, còi cọc. Không được bú sữa mẹ trong giai đoạn đầu tiên cũng là nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng. Trong sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng, đạm, chất béo, sắt, vitamin vừa đủ, dễ hấp thụ, rất tốt cho bé. Sữa mẹ cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Chế độ ăn thiếu hụt chất dinh dưỡng: thường xuyên xảy ra khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm. Mẹ quan tâm không đúng mức đến bữa ăn của con khiến nhiều dưỡng chất bị thiếu đặc biệt là các vi chất quan trọng như sắt, canxi, vitamin,….hoặc ăn quá ít so với nhu cầu của cơ thể. Đặc biệt, nhiều mẹ lo sợ bé bị ốm mà không thường xuyên cho con tắm nắng, dẫn đến thiếu hụt vitamin D lâu dài, trẻ còi cọc, chậm phát triển chiều cao cân nặng.
- Trẻ mắc bệnh lý nhiễm trùng: Trẻ nhỏ dễ hay mắc phải các bệnh lý như viêm đường hô hấp, bệnh tiêu hóa,…khiến trẻ mệt mỏi chán ăn. Mặc dù nhu cầu cơ thể tăng cao nhưng không nạp đủ chất dinh dưỡng, lâu dần dẫn đến việc thiếu hụt chất và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ.
Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Với những bé bình thường chăm đã khó, trẻ suy dinh dưỡng còn khó hơn nhiều. Mẹ cần thiết kế một chế độ chăm sóc đặc biệt cho bé để con nhanh chóng lấy lại sức khỏe và bắt kịp các bạn.
Tiêm chủng đầy đủ, đúng định kỳ giúp tăng sức đề kháng
- Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày: thường là 2 bữa chính và 2 bữa phụ. Do thể tích dạ dày của bé còn nhỏ, vì thế nếu ăn số bữa như người lớn sẽ không đáp ứng đủ năng lượng cần thiết cho bé trong một ngày. Trung bình, cứ 3 – 4 tiếng, mẹ hãy cho bé ăn một bữa nhỏ với những món ăn lành mạnh, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Trong 6 tháng đầu, cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ: sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu tiên vì giàu dưỡng chất và tăng sức đề kháng cho bé. Vì thế mẹ hãy cho bé uống sữa mẹ trong khoảng thời gian này để con khỏe mạnh và phát triển tốt.
- Điều trị triệt để các bệnh lý như viêm đường hô hấp, tiêu chảy: một trong những nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng là do các bệnh lý mắc phải, vì thế mẹ cần giúp bé điều trị triệt để các bệnh lý này, tuy nhiên cố gắng giúp con không phải uống thuốc kháng sinh.
- Tiêm chủng đầy đủ đúng định kỳ: để giúp bé không mắc phải các bệnh có thể phòng ngừa, mẹ hãy đưa bé đến trung tâm tiêm chủng đầy đủ
- Áp dụng tháp dinh dưỡng để thiết kế bữa ăn cho bé theo khoa học: tháp dinh dưỡng cho trẻ nhỏ cho biết lượng thực phẩm cần thiết nạp vào trong một tháng. Đây là phương pháp giúp cung cấp cho bé đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết: chất đạm, chất béo, chất tinh bột, vitamin và khoáng chất.
- Đưa trẻ đến các trung tâm y tế, dinh dưỡng để nhận được lời khuyên của bác sỹ: hãy để chuyên gia đồng hành cùng mẹ, giúp con hay ăn chóng lớn và không còn suy dinh dưỡng. Bác sỹ chính là những người sẽ nắm được tình hình sức khỏe của con chính xác nhất, từ đó đưa ra lời khuyên tốt nhất cho mẹ.
Nhiều mẹ rất mệt mỏi khi phải chăm trẻ suy dinh dưỡng. Bé quấy khóc, không chịu ăn, cân nặng chiều cao thua kém bạn bè khiến mẹ áp lực. Cũng đừng nóng ruột ngày 1, ngày 2 là có thể thay đổi được ngay. Mẹ hãy kiên trì cùng con qua những ngày tháng khó khăn vì tương lai của trẻ sau này nhé.