Thiếu vi chất ở trẻ hiện nay là vấn đề được rất nhiều người quan tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tương lai của bé. Đặc biệt trẻ thiếu sắt có nguy hiểm không chính là câu hỏi nhiều phụ huynh quan tâm nhất.
Mẹ Thái Minh (Quận 10, Tp Hồ Chí Minh): “Con tôi hiện nay được 3 tuổi. Dạo thời gian gần đây con ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, da nhợt nhạt, hay thở dốc. Thấy cô bạn bảo có thể cháu đang bị thiếu sắt. Vậy, trẻ thiếu sắt có nguy hiểm không? Làm thế nào để bổ sung sắt cho bé?”
Trả lời:
Mẹ Thái Minh thân mến, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Dưới đây là chi tiết giải đáp cho thắc mắc của bạn.
Bé có đang bị thiếu sắt không?
Qua những dấu hiệu trên mà mẹ miêu tả vẫn chưa thể xác định được chính xác con có đang thiếu sắt hay không. Trẻ thiếu sắt thường sẽ có các biểu hiện như da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, tóc, lông, móng khô dễ bị gãy. Bên cạnh đó, con thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt, khả năng hoạt động trí lực và thể lực. Tuy nhiên, để xác định chính xác vấn đề phải qua xét nghiệm về: mức độ, tính chất thiếu sắt và xét nghiệm nguyên nhân.
Trẻ thiếu sắt có nguy hiểm không?
Câu trả lời khẳng định là có. Vi chất sắt là một trong những vi chất quan trọng nhất cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Những tác hại khi trẻ bị thiếu sắt bao gồm:
Trẻ thiếu sắt sẽ có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển
- Tim đập nhanh, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi
Các bé thiếu hụt sắt dẫn đến thiếu máu, là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt. Điều này được giải thích là thành phần chứa nhiều sắt là hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy đến các mô, thiếu sắt khiến cho việc này bị đình trệ. Hậu quả của điều này chính là suy giảm chức năng hệ hô hấp, ngay cả hệ tim mạch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Khả năng ghi nhớ bị ảnh hưởng
Trẻ nhỏ luôn phải học tập và đón nhận một lượng lớn thông tin và kiến thức mới. Trẻ thiếu sắt có nguy hiểm không? Chắc chắn là có. Các nghiên cứu khoa học đã đưa ra bằng chứng về việc thiếu sắt trong một khoảng thời gian nhất định dẫn đến suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, trẻ thiếu máu còn có khả năng tập trung, sáng tạo kém hơn so với bạn bè cùng độ tuổi.
- Suy giảm hệ miễn dịch
Các nhà khoa học đã lý giải cho hiện tượng này thông qua các thí nghiệm về việc suy giảm lượng tế bào bạch cầu T – Lymphocytes (tế bào có vai trò chống lại sự tấn công của vi khuẩn) khi cơ thể trẻ không được cung cấp đủ lượng vi chất sắt cần thiết. Thiếu sắt chính là nguyên nhân hàng đầu làm hệ miễn dịch của con bị yếu đi, hậu quả là trẻ dễ bị ốm. Nhiều kết quả nghiên cứu, điều tra trên thế giới còn chỉ ra rằng thiếu sắt là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ vô sinh cao bất thường, nhất là ở bé gái.
- Các hậu quả khác
Hầu hết các hoạt động trong cơ thể đều có liên quan mật thiết với nhau, khi một cơ quan chức năng bị ảnh hưởng thì những cơ quan chức năng khác sẽ bị ảnh hưởng theo. Điều này càng góp phần làm rõ vấn đề trẻ thiếu sắt có nguy hiểm không. Vì thế, khi cơ thể trẻ không được cung cấp đủ sắt, các hoạt động như tiêu hóa, tăng trưởng, bài tiết cũng có sự ảnh hưởng. Thường con sẽ chán ăn, chậm lớn, đôi khi là vấn đề về suy dinh dưỡng.
Bổ sung sắt cho trẻ nhử thế nào là đúng?
Mẹ bổ sung sắt qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày là an toàn và đảm bảo nhất
Trên đây mẹ Thái Minh đã được giải đáp về vấn đề trẻ thiếu sắt có nguy hiểm không. Nhưng cách bổ sung như thế nào là đúng? Dưới đây là một số lưu ý về việc tăng cường sắt cho con:
- Sử dụng các viên bổ sung sắt theo hướng dẫn và chỉ định của bác sỹ dựa trên kết quả kiểm tra kỹ càng. Không tự ý cho con uống bổ sung vì điều này có thể gây nguy hiểm
- Bổ sung dinh dưỡng qua chế độ ăn hàng ngày là tốt và an toàn nhất. Những thực phẩm giàu sắt bao gồm các loại hạt, động vật thân mềm, đậu phụ, gan, gà tây,…..
- Ngoài xa cần tẩy giun và tiêm phòng theo lịch định kỳ để đảm bảo sức khỏe
Chăm sóc con nhỏ luôn là vấn đề khó khăn đối với nhiều mẹ. Mẹ Thái Minh đã được giải đáp vấn đề trẻ thiếu sắt có nguy hiểm không, đây là tài liệu quan trọng để chăm sóc bé cho tốt nhất.
>>> Xem tin liên quan: Thực phẩm bổ sung cho trẻ thiếu sắt kẽm và canxi