Vặn mình ở trẻ nhỏ là hiện tượng sinh lý bình thường. Thế nhưng lại có không ít các mẹ tỏ ra lo lắng, thắc mắc trẻ vặn mình bao lâu thì hết. Vậy khi nào trẻ hết vặn mình và giải pháp khắc phục vấn đề này như thế nào. Mẹ cùng theo dõi những thông tin hữu ích ngay sau đây nhé.
Vặn mình ở trẻ là hiện tượng sinh lý bình thường hay là dấu hiệu của bệnh lý
Theo các bác sĩ tại bệnh viện Nhi Trung ương cho biết. Vặn mình ở trẻ là hiện tượng sinh lý bình thường, tự nhiên ở các bé dưới 2 tháng tuổi. Khi vặn mình các con sẽ đỏ mặt, gồng mình sau đó sẽ tự mất trong một vài phút. Giải thích cho hiện tượng này, sẽ có rất nhiều các nguyên nhân đặc biệt chính là do khi các bé vừa chào đời, các con vẫn còn quen với những tháng ngày trong bụng mẹ, hơn nữa lúc này các hệ thống thần kinh của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện. Các cơ vẫn của trẻ còn chưa được vận động nhiều vì vậy trẻ vặn mình như một động tác giúp con giảm bớt những căng thẳng hơn.
- Do tác động từ môi trường bên ngoài: Ở trẻ nhỏ, chính vì hệ thần kinh của các con còn non nớt. Do vậy, chỉ một tác động nhỏ bên ngoài tưởng chừng vô hại nhưng cũng khiến bé vặn mình. Ví dụ như ánh sáng qua khe cửa, tiếng ồn từ âm thanh các thiết bị điện tử, hay nhiệt độ căn phòng quá nóng hoặc lạnh….Vì vậy, mẹ đừng chủ quan, hãy kiểm tra ngay những yếu tố này khi bé có biểu hiện vặn mình khó chịu mẹ nhé.
- Do con có thể bị đói: Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần được bổ sung cho con thường xuyên, hầu hết cứ sau 2 đến 3 tiếng bé nên được bú mẹ. Lượng sữa sẽ ngày càng tăng lên tùy theo độ tuổi và nhu cầu của mỗi bé. Vì vậy, khi mẹ chưa cho bé bú đủ làm bé đói cũng sẽ khiến con cọ quậy, khó chịu và vặn mình đấy.
Bên cạnh đó mẹ cũng nên theo dõi các vấn đề như tã, bỉm của con có được khô ráo, thoáng mát hay không, quần áo hay chăn quấn của bé có chặt không mẹ nhé. Nếu bé quấy khóc, vặn mình thường xuyên, cân nặng không tăng đều thì rất có khả năng bé đang gặp một vấn đề nào đó về bệnh lý
- Bé có thể đang thiếu canxi: Thiếu canxi là một dấu hiệu thường thấy của các bé, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ. Việc thiếu hụt này còn khiến bé ngủ không ngon giấc, hay vặn mình trằn trọc…Thông thường, dấu hiệu thiếu canxi sẽ đi kèm với các biểu hiện như rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm….Mẹ chú ý quan sát những biểu hiện này để bổ sung cho trẻ.
- Trẻ đang mắc một số bệnh lý: Khi các bé bị sốt, hay bị dị ứng, mẩn ngứa khó chịu chính là yếu tố khiến con vặn mình. Không chỉ có vậy bệnh lý về đường tiêu hóa như con đầy bụng cũng khiến bé khó chịu. Hầu hết các bé khi gặp vấn đề này con sẽ kèm theo các biểu hiện như chán ăn, quấy khóc, như vậy mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đến các phòng khám chuyên khoa để khắc phục ngay vấn đề của con mẹ nhé.
Giải đáp giúp mẹ trẻ vặn mình bao lâu thì hết
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết ‘ Vặn mình ở trẻ là hiện tượng hết sức bình thường, tự nhiên. Thông thường vấn đề này các bé sẽ hết sau khi các bé được 2 đến 3 tháng tuổi” Nếu các con vẫn phát triển bình thường, tăng cân đều thì bố mẹ yên tâm, điều này không quá đáng ngại cả. Đó như một cách để trẻ vận động, phát triển cơ bắp và giúp con thoải mái hơn.
Dưới đây là một trong những cách khắc phục tình trạng vặn mình của trẻ:
- Làm dịu bé: Massage cho trẻ là một trong những cách giúp trẻ thư giãn, thoải mái giảm vặn mình hơn ở trẻ. Khi massage mẹ có thể bật nhạc du dương sau đó dùng tay vuốt ve không nên dùng lực quá mạnh. Theo dõi biểu hiện của con xem phản ứng của trẻ có thích thú, hợp tác cùng với mẹ hay không?
- Thay đổi thói quen chăm sóc bé: Hãy tạo cho con một không gian ngủ thoáng mát, kiểm tra nhiệt độ, ánh sáng phòng ngủ của con. Không chỉ có vậy, hãy kiểm tra xem quần áo, tã bỉm của con có khiến bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy hay không.
- Tắm nắng cho trẻ: Tắm nắng cho trẻ là cách vô cùng đơn giản dễ làm. Vào mỗi buổi sáng khi ánh nắng còn diu, mẹ hãy cho trẻ ra ngoài, hoặc mở nhẹ cửa sổ để ánh sáng vào phòng. Lần đầu tiên tắm cho bé chỉ nên tắm khoảng 3 phút sau đó càng lần tiếp theo mới tăng dần lên. Không nên tắm quá 20 phút mỗi lần cho trẻ. Chính việc thiếu hụt vitamin D cũng là nguyên nhân khiến trẻ hay vặn mình. Vì vậy đây cũng là cách được rất nhiều các mẹ áp dụng.
Tắm nắng là giải pháp đặc biệt giúp cải thiện tình trạng vặn mình ở trẻ
Trẻ vặn mình không phải là vấn đề đáng lo ngại như các mẹ vẫn nghĩ. Đây chỉ hiện tượng sinh lý, tự nhiên của trẻ. Tuy nhiên nếu con có các biểu hiện như chán ăn, quấy khóc thường xuyên mẹ cần cho bé đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn cũng như có những biện pháp kịp thời cho bé mẹ nhé. Mẹ đừng quên theo dõi webmebe.com.vn thường xuyên để có thêm những thông tin bổ ích và lành mạnh cho bé yêu của mẹ.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh hay vặn mình khó ngủ thì ra là vì những lý do dễ bị bỏ qua!