Nhiều trẻ sơ sinh chỉ nằm yên được một lúc đặc biệt là trong lúc ngủ là bắt đầu ngọ nguậy, vặn mình, có lúc đến đỏ mặt tía tai. Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình? Bài viết này của webmebe sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này.
Xem thêm:
Vặn mình là biểu hiện thông thường ở các bé dưới 3 tháng tuổi. Do vận động của bé còn hạn chế, bé chưa làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ, nên các biểu hiện vặn mình, múa vờn, khuya tay chân loanh quanh là những phản ứng cơ thể bình thường khi bị não bộ bị kích thích. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra quá thường xuyên, đi kèm với ca triệu chứng như khó thở, quấy khóc, ra mồ hôi trộm mẹ cần kiểm tra vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình và có những giải pháp kịp thời đi kèm.
Giúp mẹ giải đáp: Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình
Theo quan niệm truyền tai, nhiều người cho rằng vặn mình thể hiện bé đang phát triển. Một số khác lại cho rằng, chỉ 3 tháng đầu tiên sau khi, trẻ mới hay vặn mình do phải thích nghi với môi trường mới. Khi trong bụng mẹ, tử cung chật hẹp, bé không cử động do không gian ít bị “ôm cứng”. Vì thế, khi được “giải phóng” bé sẽ thường xuyên khua chân chay, vặn mình để đón nhận không gian mới.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, tình trạng vặn mình kết hợp các yếu tố khác, cha mẹ không được chủ quan. Những nguyên nhân lý giải “vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình” đôi khi lại nhiều hơn thế.
1. Thiếu hụt vitamin D, canxi máu
Đi cùng với hành động vặn mình, bé sẽ có những triệu chứng khác đi kèm liên quan trực tiếp đến giấc ngủ như khó ngủ và ngủ ít, hay giật mình và thức giấc về ban đêm. Bên cạnh đó, bé thường xuyên bị đổ mồi hôi, chậm phát triển thể chất. Đây là dấu hiệu báo động việc thiếu vitamin D. Mẹ hãy thường xuyên 10 – 15 phút mỗi ngày trong khung giờ từ 8 – 9 giờ sáng cho con tắm nắng để bổ sung vitamin D thiết hụt cho trẻ.
Cho trẻ tắm nắng 15 – 15 phút mỗi ngày để tăng cường vitamin D
Thiếu canxi máu thường xảy ra ở những trẻ sinh thiếu tháng, dinh dưỡng hấp thụ kém. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ hay vặn mình đi kèm với biểu hiện dễ bị kích thích bởi tiếng động, khó thở, thở khò khè, hay nôn trớ. Cho trẻ tắm nắng bên cạnh để tăng cường hấp thụ vitamin D cũng hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa canxi. Với trẻ sơ sinh, bổ sung lượng canxi từ sữa mẹ, hay sữa công thức cũng rất quan trọng cho bé.
2. Phản ứng ngứa dị ứng, bị kích thích với môi trường bên ngoài
Đôi khi phản ứng vặn mình của bé xuất hiện do các tác nhân bên ngoài tác động:
- Quá nhiều ánh sáng và tiếng ồn xung quanh khiến trẻ không thể ngủ được, sinh cáu gắt
- Không khí bụi ẩm, khói thuốc, lông thú cưng khiến bé bị ngứa dị ứng, gây khó chịu. Vì chưa thể nói cho bạn biết, bé chỉ có thể ngọ nguậy, vặn mình và quấy khóc
- Chăn màn, quần áo ẩm ướt, quá cứng hay không sạch sẽ dẫn đến kích ứng da tác động đến trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ sợ con lạnh nên quấn rất nhiều quần áo, chăn khiến vận động của bé khó khăn, phản ứng lại điều này là việc vặn mình, gồng mình
- Tã bị ướt, chắc chắn bé sẽ không thể cảm thấy dễ chịu được khi tã bị ướt. Điều này lại rất hay xảy ra vì trẻ sơ sinh thường đi tiểu rất nhiều lần trong ngày.
Đi tìm nguyên nhân “vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình” mẹ cũng phải đi tìm những cách làm để giảm thiểu tình trạng này. Với nguyên nhân từ môi trường bên ngoài, mẹ thường xuyên kiểm tra không gian, vật dụng cũng như tã của bé để đảm bảo một môi trường lý tưởng cho con.
3. Các bệnh lý
Vặn mình cũng có thể xuất hiện khi bé bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý như: viêm đường hô hấp, khó thở, bệnh dạ dày như trào ngược dạ dày, nôn trớ, ngứa dị ứng,…và nguy hiểm hơn là bệnh liên quan đến thần kinh.
Đây là nguyên nhân khá quan trọng, mẹ cần đưa bé đi bác sỹ ngay nếu có biểu hiện thất thường để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng.
4. Trẻ bị đói
Đây có vẻ là nguyên nhân ít mẹ nghĩ tới. Khi bé bị đói, phản ứng đầu tiên sẽ là ngọ nguậy tay chân, vặn mình. Nếu không được “tiếp tế” kịp thời trẻ sẽ quấy khóc.
Với trẻ sơ sinh, dạ dày của bé còn rất bé, nên mỗi lần ăn chỉ nạp được rất ít. Vì thế bé sẽ đòi ăn liên tục, thường là từ 2 giờ – 2 giờ 30 phút sẽ bú một lần. Mẹ nên chú ý để cho con ăn thường xuyên nhé. Bé không thể tươi tỉnh được với cái bụng trống rỗng đâu.
Hi vọng với những chia sẻ trên mẹ đã có câu trả lời vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình. Theo dõi những bài viết của webmebe để có thêm thông tin chăm con nhé.