Mọi bậc cha mẹ đều muốn điều tốt nhất cho sức khỏe của con mình và việc có một chế độ ăn uống cân bằng, tốt cho sức khỏe là rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển. Khi con lười ăn, chậm lớn mẹ thường hay có suy nghĩ sẽ bỏ sung các vitamin giúp bé ăn ngon miệng hơn. Nhưng liệu rằng phương pháp này của mẹ có thật sự cần thiết, hay có cần lưu ý gì khi để bé uống bổ sung các vi chất quan trọng này.
Khi nào cần bổ sung vitamin giúp bé ăn ngon miệng
Tất cả trẻ em cần vitamin và khoáng chất để khỏe mạnh và phát triển đầy đủ. Vitamin D, sắt, canxi và vô số vitamin và khoáng chất khác là một phần thường xuyên không thể thiếu trong chế độ ăn của trẻ, sự thiếu hụt có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng, tiêu biểu như việc biếng ăn. Với điều kiện một đứa trẻ đang ăn một chế độ ăn uống cân bằng thì không cần cho trẻ uống bổ sung vitamin.
Khi con có dấu hiệu biếng ăn, các bữa ăn thường ngày lại không cung cấp đủ dinh dưỡng thì con sẽ cần phải bổ sung vitamin
Tuy nhiên, trong những trường hợp sau, việc bổ sung vitamin giúp bé ăn ngon miệng là cần thiết:
- Là một người rất kén ăn (bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất)
- Đang bỏ lỡ một hoặc nhiều nhóm thực phẩm như rau hoặc thịt (vitamin tổng hợp)
- Không uống đủ sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa khác (vitamin D và canxi).
- Uống quá nhiều sữa và không đủ các thực phẩm khác (sắt)
- Tiêu thụ chế độ ăn thuần chay (có thể cần vitamin B12, vitamin D, sắt, canxi và kẽm)
- Tiêu thụ nhiều đồ ăn vặt (bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất)
- Gặp phải một tình trạng y tế, chẳng hạn như hội chứng ruột ngắn, kém hấp thu hoặc xơ nang, có thể dẫn đến các vấn đề hấp thụ vitamin và khoáng chất từ thực phẩm mà họ ăn thường ngày
- Đang dùng một số loại thuốc chống động kinh gây thiếu hụt vitamin D
- Đang trong chế độ ăn kiêng hạn chế do dị ứng thực phẩm hoặc một tình trạng y tế
>>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: Có nên dùng thuốc bổ giúp trẻ ăn ngon ngủ ngon?
Top những vitamin giúp bé ăn ngon miệng mẹ cần biết
1, Vitamin B1
Vitamin B12 giữ cho các tế bào thần kinh và tế bào máu của cơ thể khỏe mạnh và giúp tạo ra ADN, vật liệu di truyền trong tất cả các tế bào. Thiếu vitamin B12 cũng có thể gây ra một loại thiếu máu gọi là thiếu máu megaloblastic khiến trẻ mệt mỏi và yếu. Nếu trẻ mới biết đi ăn ít hoặc không có thức ăn động vật trong bữa ăn hàng ngày, việc bổ sung B12 rất quan trọng để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Về liều lượng, trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 0.9 mg/ngày vitamin B12. từ 4 – 8 tuổi, lượng vitamin B12 cần là 1,2 mg/ngày. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B12 như súp lơ, đu đủ, trứng, kiwi, … mẹ nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cho bé.
Vitamin B12 là một trong những vi chất quan trọng giúp trẻ ăn ngon miệng
2, Vitamin D
Vitamin giúp bé ăn ngon miệng không thể kể đến vitamin D. Nó có ý nghĩa quan trọng rất quan trọng, cho phép cơ thể hấp thụ, giữ lại canxi và phốt pho tốt hơn. Đây đều là những vi chất rất quan trọng giúp xây dựng hệ xương và răng chắc khỏe. Bên cạnh đó, thiếu vitamin D là nguy cơ dẫn đến còi xương – căn bệnh làm mềm xương, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé, nhất là trong hai năm đầu đời. Bổ sung vitamin D cũng giúp cho việc ăn uống của con dễ dàng hơn, bé được ăn ngon miệng hơn.
Nhu cầu vitamin D ở cơ thể trẻ như sau: bé dưới 6 tháng tuổi – 400IU/ngày; trẻ từ 6 tháng – 12 tháng tuổi – 400IU/ngày và từ 1 – 3 tuổi – 600IU/ngày. Những thực phẩm giàu vitamin D tự nhiên đó là cá có dầu (như cá hồi, cá mòi), trứng, sữa và những sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, nước cam, nấm,….Cho bé tắm nắng 15 – 20 phút mỗi ngày cũng rất quan trọng để tăng cường hấp thụ vitamin D.
3, Kẽm
Kẽm là một khoáng chất vi lượng rất quan trọng mà tất cả mọi người đều cần để giữ được một sức khỏe tốt. Trong sếp hạng các khoáng chất vi lượng cần thiết, nguyên tố này chỉ đứng sau sắt về nồng độ của trong cơ thể. Kẽm cũng có mặt trong danh sách những vitamin giúp bé ăn ngon miệng.
Không thể bỏ qua vai trò của kẽm trong việc hỗ trợ trẻ nhỏ ăn ngon hơn
Kẽm được tìm thấy trong các tế bào trên khắp cơ thể. Nó có vai trò cần thiết cho hoạt động của hệ thống miễn dịch, vai trò trong việc phân chia và tăng trưởng tế bào, chữa lành vết thương và phá vỡ carbohydrate. Trong việc ăn uống, kẽm cần thiết cho sự phát triển các giác quan và mùi vị. Thiếu kẽm dẫn đến vị giác của con giảm, bé sẽ không cảm thấy ngon miệng.
4, Vitamin A, C – các chất chống oxy hóa
Cũng như vitamin C, một số cha mẹ cung cấp các chất chống oxy hóa khác điển hình là vitamin A cho trẻ em của họ như là chất tăng cường miễn dịch. Đây cũng là vitamin giúp bé ăn ngon miệng mẹ cần biết.
Vitamin C không chỉ chống lại cảm lạnh thông thường. Nó cũng giữ các tế bào của cơ thể lại với nhau, củng cố các thành mạch máu, giúp cơ thể chữa lành vết thương và rất quan trọng để xây dựng xương và răng chắc khỏe. Một số thực phẩm chứa hàm lượng Vitamin C cao bao gồm: các loại trái cây có múi (cam, bưởi, quýt, ….), cà chua, khoay tây, súp lơ, xoài, dưa hấu.
Vitamin A có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau ở cả trẻ em và người lớn. Nó giúp tăng trưởng, hỗ trợ mắt, điều chỉnh ánh sáng mờ và sáng, giữ cho làn da khỏe mạnh và hoạt động để ngăn ngừa nhiễm trùng. Những thực phẩm chứa hàm lượng Vitamin A cao có thể kể đến như khoai lang, lòng đỏ trứng, cải bắp, quả mơ, rau bina, cà rốt,…..
Việc bổ sung các loại vitamin giúp bé ăn ngon miệng có thể được cân nhắc. Tuy nhiên, cần phải nhận được chỉ định rõ ràng của bác sỹ và tuân thủ đúng liều lượng phù hợp với độ tuổi. Thiếu hay thừa đề có thể gây nguy hiểm nên các mẹ tuyệt đối không chủ quan. Bên cạnh đó, chế độ ăn hàng ngày vẫn là nguồn bổ sung dinh dưỡng bền vững và an toàn nhất. Mẹ hãy ưu tiên nấu cho con những bữa ăn đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng nhé.
>>> Xem thêm: Top 9 chiến lược kích thích trẻ ăn ngon mẹ nên thử